Đại học Nông Lâm - TP. Hồ Chí Minh có quan hệ khá sớm với tổ chức ACIAR.
Trong những năm đầu thập niên 90 Đại học Nông Lâm đã có vinh dự được tiếp TS Rothschild, nguyên Tổng Giám đốc của ACIAR.
Sau chuyến viếng thăm của TS Rothschild, Đại học Nông Lâm hợp tác với Đại học Melbourne triển khai hai dự án nhỏ do ACIAR tài trợ, Đó là dự án Điều tra trâu bò tại các nông hộở qui mô làng xã Việt Nam (1994) và dự án Xử lý gỗ bạch đàn bằng phương pháp khuyếch tán kép (1995)
Từ tháng 4 năm 1994 đến tháng 3 năm 1997, Đại học Nông Lâm cùng với Đại học New South Wales cùng hợp tác nghiên cứu đề tài nghiên cứu "Ứng dụng phương pháp sấy hai giai đoạn cho ngũ cốc tại Việt Nam"
Tháng 7 năm 1997 Đại học Nông Lâm triển khai một dự án nhỏ "Phát triển mô hình tăng trưởng của luá trong điều kiện nước lợ của hệ thống canh tác lúa-tôm ởđồng bằng sông Cữu Long". Dự án này do ACIAR tài trợ cho Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm là một thành viên tham gia dự án.
Năm 1999 Đại học Nông Lâm triển khai đề tài nghiên cứu về phát triển Chăn nuôi bò thịt có lãi ở Việt Nam.
Những dự án mà Trường Đại học Nông Lâm được ACIAR tài trợ là những dự án nhỏ kinh phí từ 10.000 đến 50.000 đô la Úc.
Ba dự án nhỏ trên đã hoàn tất xong.
Dự án "Điều tra về chăn nuôi trâu bò ở qui mô một làng xã" giúp cho chúng ta cách tiếp cận để qui hoạch công tác nghiên cứu trong chăn nuôi trong tương lai. Kết quảđiều tra cho thấy những lãnh vực ưu tiên trong nghiên cứu về chăn nuôi mà ACIAR sẽ tài trợ cho các Trường Đại học và các Viện nghiên cứu Việt Nam.
Dự án Xử lý gỗ bạch đàn bằng phương pháp khuyếch tán kép mặc dù nhằm tạo điều kiện cho một thực tập sinh Bộ môn Chế biến gỗ sau khi đi thực tập tại Khoa Lâm nghiệp Đại học Melbourne trở về Việt Nam có điều kiện kiểm nghiệm lại những phương pháp chế biến gỗđã được học tập tại Uc. Các phương pháp này đã được chuyển giao cho các xí nghiệp chế biến gỗ bạch đàn ở vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Dự án Ap dụng kỹ thuật sấy hai giai đoạn trong công nghệ chế biến ngũ cốc ởĐông Nam Á đã chế tạo, khảo nghiệm và tổ chức phổ biến máy sấy tầng sôi công suất 5 tấn/mẻ và 1 tấn/mẻ tại Nông trường Sông Hậu tỉnh Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cữu Long. Các buổi trình diễn máy sấy tầng sôi 4 tấn/mẻđã được Tổng công ty Lương thực 2 tổ chức để chuyển giao kỹ thuật đến cho nông dân.
Nhóm nghiên cứu tham gia dự án đã chế tạo, khảo nghiệm và tổ chức các điểm trình diễn để phổ biến máy sấy tầng sôi công suất 80 tấn/mẻ tại Nông trường Sông Hậu tỉnh Cần Thơ.
Mặc dù các dụ án do ACIAR tài trợ cho Đại học Nông Lâm đã hoàn thành hoặc đang thực hiện chỉ là những dự án nhỏ (từ 10.000 đô la Úc đến 50 000 đô la Úc ) nhưng ảnh hưởng của các dự án khá lớn.
Dự án điều tra chăn nuôi trâu bò ở xã Phú Mỹ huyện Củ Chi giúp cho chúng ta hiểu được hệ thống canh tác ở các nông hộ nhỏc định được những lãnh vực ưu tiên cần nghiên cứu trong các dự án hợp tác giữa ACIAR với các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học Việt Nam. Kết quảđiều tra cung cấp cho chúng ta những dữ liệu cơ sởđể phục vụ cho các chương trình nghiên cứu trong tương lai.
Dự án áp dụng kỹ thuât sấy hai giai đoạn trong công nghiệp chế biến lúa gạo ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu bức bách của công nghệ sau thu hoạch. Dự án đã được các lãnh đạo, các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông, nông dân chấp nhận với nhiệt tình và họ muốn dự án thực hiện càng sớm càng tốt.
Từ khi Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo từ năm 1990 các nhà máy xay xát, chế biến gạo, các nhà máy xuất khẩu gạo và ngũ cốc luôn luôn đòi hỏi các nhà nghiên cứu giúp đỡ ho, nâng cao chất lượng gạo để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và công đoạn phơi sấy là yếu tố giới hạn chính trong việc nâng cao chất lượng của ngũ cốc.
Đến nay đã có nhiều máy sấy đang được sử dụng, từ máy sấy tĩnh 3-6 tấn/mẻ cho đến máy sấy liên tục 160 tấn/ngày.
Tuy nhiên người ta chỉ quan tâm đến năng suất của các máy sấy mà quên chú ý đến chất lượng cao nhất có thểđạt được của hạt gạo.
Dự án về sấy hai giai đoạn do ACIAR tài trợ giúp cho đồng bằng Sông Cửu Long tránh được những tổn hại lớn do lúa không được phơi sấy đúng quy cách và không được sấy khô ởẩm độ thích hợp (14-15%).
Dự án sấy giai đoạn rất cần thiết cho nông dân ởđồng bằng Sông Cửu Long tránh khỏi những thiệt hại đáng kể.
Hàng năm có khoảng 200.000 tấn thóc và 12.000 tấn bắp bị tổn thất ởđồng bằng Sông Cửu Long do thiếu phương tiện sấy vì một phần ba sản lượng thóc ởđồng bằng Sông Cửu Long được thu hoạch trong mùa mưa và nông dân thiếu phương tiện phơi sấy, do đó chất lượng hạt kém so với các nước xuất khẩu luá gạo chính trong vùng, đặc biệt là Thái Lan. Hậu quả là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã thua thiệt đáng kể do giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp
Ngoài các lợi ích kinh tế trong các dự án do ACIAR tài trợ cho trường Đại học Nông Lâm hợp tác với các trường Đại học Uc hoặc với các trường Đại học Đông Nam Á, Đại học Nông Lâm đã tạo được một mạng lưới hợp tác giữa các nhà khoa học Uc với các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học trong khu vực, giúp các nước trong vùng hiểu biết nhau hơn và cùng nhau hợp tác cho sự thăng tiến của người nông dân trong khu vực.
Những ảnh hưởng của các dự án do ACIAR tài trợ cho Đại học Nông Lâm còn thấy rõ nét ở sự trưởng thành của đội ngũ các nhà khoa học trẻ tham gia triển khai các dự án. Nhiều giảng viên của trường đã được giữ sang đào tạo MSc hoặc Ph.D như nghiên cứu sinh Nguyễn Lê Hưng, Trương Vĩnh, Huỳnh Thị Thùy Trang là những nhà khoa học đã từng tham gia các dự án do ACIAR tài trợ.
Chúng tôi nghĩ rằng yếu tố phát triển nguồn nhân lực là một thành quả quan trọng trong sự hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với tổ chức ACIAR.
Xin cảm ơn sự chú ý của quí vị và một lần nữa Đại học Nông Lâm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với sự tài trợ, giúp đỡ vô cùng quí báu mà tổ chức ACIAR dành cho Trường chúng tôi.
Số lần xem trang: 2526
Điều chỉnh lần cuối: 28-08-2014