VÀI NÉT HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH TỪ 1987-2009
1. ĐỐI TÁC CỦA ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Tính từ năm 1987 đến năm 2009, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu và đào tạo với hơn 121 Viện, Trường quốc tế.
2. CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU HỢP TÁC QUỐC TẾ
2.1. Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu viên của trường, thông qua việc tham gia các chương trình nghiên cứu hợp tác quốc tế, đã được tham dự các khóa học nâng cao trình độ như Ph.D., MSc. với số lượng hơn 200 cán bộ tính từ năm 1987 đến năm 2009.
Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu, hơn 600 lượt cán bộ, giảng viên của trường được tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn ở các Viện, Trường nước ngoài, các hội thảo, hội nghị quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hoạt động trên, cán bộ và giảng viên của trường còn tích lũy được nhiều kỹ năng như tổ chức quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp quốc tế. Đây thực sự là những điểm có lợi cho công tác phát triển những dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế.
2.2. Trang bị và nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu
Nhờ các hoạt động của tất cả dự án hợp tác quốc tế, Trường Đại Học Nông Lâm đã được trang bị thêm nhiều phương tiện đi lại như: xe pick-up, xe 16 chỗ, xe 12 chỗ, xe 8 chỗ, xe honda, vv… Trường còn được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ thông qua các dự án để xây dựng các thư viện tại các đơn vị, trại thực nghiệm, bệnh xá thú y, trung tâm nghiên cứu, v.v…
Các chương trình dự án cũng tài trợ cho việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, văn phòng, phòng thí nghiệm,vv…
Việc in ấn, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo cũng được sự hỗ trợ tài chính từ các dự án hợp tác.
2.3. Triển khai hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn
Những dự án hợp tác nghiên cứu thật sự đã đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng nông dân các tỉnh phía nam. Kết quả của dự án đã góp phần phát triển nông thôn, nâng cao mức thu nhập của nông dân. Nội dung của các dự án tập trung vào việc nghiên cứu nhằm tháo gỡ những khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất. Các chương trình, dự án đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận tay nông dân thông qua các tập huấn, hội thảo đầu bờ, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, một số dự án còn hỗ trợ tài chính như là nguồn vốn ban đầu cho sự phát triển kinh tế nông hộ thông qua áp dụng những mô hình sản xuất đề nghị.
Một số dự án còn nghiên cứu những vấn đề về an sinh xã hội, giới, môi trường nhằm tạo hướng đến sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và hưởng lợi bình đẳng.
2.4. Tạo mối quan hệ hợp tác với Viện, Trường và địa phương
Các thành quả từ những nghiên cứu hợp tác quốc tế có được là nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả của các Viện, Trường bạn cũng như của các Sở, Ban ngành địa phương.
Hơn 50 cán bộ của các Sở, Ban ngành địa phương có tham gia trong các chương trình dự án đã được tham gia các lớp tập huấn và tham quan học tập tại các Viện, Trường quốc tế.
- CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO
3.1. Đào tạo sau đại học
Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với một số Viện Trường quốc tế đào tạo cao học theo mô hình 2 năm hay 1 + 1 đối với một số chuyên ngành như công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, v.v.
3.2. Đào tạo đại học
Thông qua các chương trình hợp tác với khối Pháp ngữ và Đại Học UC Davis, Mỹ, Trường Đại Học Nông Lâm đã tổ chức các kháo đạo tạo kỹ sư theo chương trình tiên tiến do giáo viên nước ngoài và giáo viên trường giảng dạy theo ngôn ngữ Pháp/Anh cho chuyên ngành Nông học, Thú y, Công nghệ thực phẩm. Trong chương trình này sinh viên được tham gia khóa thực tập hè ở nước ngoài để mở mang kiến thức và học hỏi thực tế.
- CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG, TRAO ĐỐI SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN
4.1. Học bổng cho sinh viên
Hằng năm, phòng HTQT tiếp nhận và thông báo rất nhiều học bổng dành cho sinh viên đối với các khóa đào tạo ngắn hạn, khóa học hè tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Thái Lan, v.v.
4.2. Học bổng cho giảng viên, nghiên cứu viên
Phòng HTQT đã giới thiệu và hỗ trợ hơn 200 giảng viên của trường tham dự khóa đào tạo dài hạn (Ph.D. hoặc MSc.) theo các chương trình học bổng của nhà nước (chương trình 322), của các đối tác đã ký MOU với trường, các tổ chức phi chính phủ khác.
4.3. Chương trình trao đổi sinh viên và giáo viên
Trong khuôn khổ hợp tác với các Viện Trường quốc tế, phòng HTQT đã hỗ trợ hơn … sinh viên nước ngoài đến các khoa, Viện để thực tập nghiên cứu; và hơn … giảng viên nước ngoài đến giảng dạy tại trường.
Ngoài ra, phòng HTQT cũng tổ chức tuyển sinh viên tham gia các khóa đào tạo vừa làm ở một số Viện, Trường quốc tế.
Số lần xem trang: 2418
Điều chỉnh lần cuối: 26-10-2009