Hội thảo diễn ra vào hai ngày 4 và 5 tháng 6 tại phòng họp 1 Nhà Thiên Lý để báo cáo các kết quả nghiên cứu được trong giai đoạn 2008-2009, nhận ý kiến đóng góp, và thảo luận phương hướng thực hiện sắp tới. Mời quý vị xem thêm nội dung thực hiện của dự án.


Dự án: Nghiên cứu hệ thống sản xuất rau bền vững và nông lâm kết hợp tại các lưu vực vùng Đông Nam Á

Cơ quan chịu trách nhiệm chính:       Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật bang North Carolia (A&T) – Hoa Kỳ

Cơ quan hợp tác phía Việt Nam:           Đại học Nông Lâm TP.HCM

Giám đốc dự án:                                 TS. Manuel R. Reyes. Phó Giáo sư về Kỹ thuật Sinh học môi trường. Sockwell Hall, NCA&TSU, Greensboro, NC27411.

Tóm tắt:

Tại các nước Đông Á và Đông Nam Á (SEA) hiện có khoản 1.7 tỷ người sống dưới mức 1 đô la/ngày. Mục tiêu của dự án là góp phần đề ra phương cách xóa đói giảm nghèo và giảm sự suy thoái của môi trường ở các nước Đông Nam Á bằng việc kết hợp giá trị kinh tế với các kỹ thuật bảo tồn tài nguyên, kết hợp các biện pháp vừa thân thiện về mặt kinh tế xã hội vừa làm lợi và tưởng thưởng cho những người dân và các thành phần có liên quan đến thủy vực, đặc biệt là các nam nữ tiểu nông (SSFWM).

Giả thuyết của nghiên cứu là “sản xuất rau kết hợp trong hệ thống nông lâm kết hợp ở các nông trại nhỏ sẽ giúp xóa nghèo và gia tăng việc bảo vệ môi trường, tính bền vững, và đa dạng sinh thái trong các lưu vực vùng Đông Nam Á và ngược lại”.

Dự án đặt mục tiêu nghiên cứu dựa trên các công nghệ của Phương pháp Sản xuất Nông nghiệp Bền vững và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường (SANREM), tiếp thị, các chính sách tác động đến môi trường và kinh tế xã hội, vấn đề giới và nhân rộng mô hình (TMPEGS). Một nhóm gồm 28 nhà khoa học từ nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ và Đông Nam Á bao gồm Tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF), Trung tâm Rau thế giới (AVRDC), công ty MARS (và Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Việt Nam nói riêng) đã hình thành mối quan hệ gắn kết hỗ tương nhằm phục vụ người nghèo ở các nước Đông Nam Á.

 

Từ khóa:         Quản lý thủy vực, kinh tế nông nghiệp, nông lâm kết hợp

Thời gian thực hiện:               1/1/2006 đến 30/9/2009.

Quốc gia/vùng tác động:        Việt Nam, Indonesia, Philippines, và các nước Đông Nam Á khác.

 

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lớn nhất của dự án là nhằm xóa đói giảm nghèo và góp phần làm cải thiện môi trường, nâng cao đời sống của người nghèo sống trong các thủy vực, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp bền vững, dự án mong muốn sẽ phát triển các giá trị kinh tế và các hệ thống trồng rau và nông lâm kết hợp (VAF) nhằm gia tăng sản xuất nông nghiệp và thu nhập thông qua lượng cung hợp lý sản phẩm, và giảm sự rủi ro và tổn thất.

Mục tiêu dài hạn của đề tài nghiên cứu này là chứng thực sự thành công của hệ thống rau quả nông lâm kết hợp có thể đòi hỏi những nghiên cứu về sự kết hợp giữa rau quả - cây rừng – cây lương thực, các hệ thống tưới nước nhỏ gịot giá rẻ, không cần xới đất để chuẩn bị cho đất trồng, giới thiệu các loại giống bản địa hoặc giống rau năng suất cao, và quản lý phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

            Nhằm đạt mục tiêu trên, dự án nghiên cứu đặt ra sáu bước nghiên cứu sau:

Các bước nghiên cứu

1

Phát triển các hệ thống sản xuất rau – nông lâm kết hợp (VAF) có ý nghĩa về kinh tế và sinh thái nhằm tăng sản lượng nông trại và thu nhập, và giảm các nguy cơ tổn hại (Technology)

T

2

Thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị thị trường ở mức độ địa phương, vùng, và quốc gia hiện đang được xây dựng dựa trên những chiến lược thị trường sẳn có và phát triển các can thiệp cần thiết để vượt qua các trở ngại và tận dụng các cơ hội (Markets)

M

3

Xác định các lựa chọn về chính sách và khung định chế nhằm thúc đẩy sản xuất rau – nông lâm kết hợp bền vững và các dịch vụ tưởng thưởng môi trường (Policy)

P

4

Xác định các tác động ngắn hạn và dài hạn về môi trường và kinh tế của các hệ thống trồng rau – nông lâm kết hợp  (Environmental and socio-economic impacts)

E

5

Đưa ra cơ cấu tổ chức sản xuất nhằm tăng cường mức sống kinh tế xã hội của nữ giới tham gia vào các hoạt động sản xuất rau và nông lâm kết hợp, đặc biệt là các vấn đề về thu nhập và phân công lao động, và thu hút họ vào quá trình ra quyết định liên quan đến phúc lợi của họ. (Gender)

G

6

Xây dựng năng lực quốc gia trong việc quản lý hệ thống sản xuất rau – nông lâm kết hợp và giới thiệu các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế, xã hội liên quan cũng như sự đổi mới tổ chức nhằm tái tạo và ứng dụng sang các thủy vực khác trong vùng (Scaling-up)

S

 

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG

Các lĩnh vực SANREM sẽ xác định bao gồm: 

Hòa hợp về công nghệ: các hệ thống nông lâm kết hợp, tưới nhỏ giọt, không xới đất, IPM và tuyển chọn giống (O1), mô hình hóa chất lượng nước, hình ảnh vệ tinh, các kỹ thuật về hệ thống thông tin toàn cầu và thông tin viễn thám sẽ được tích hợp trong các hệ thống VAF. Tất cả các công nghệ trên sẽ được làm rõ mức tác động của chúng đến SANREM.

Quản lý nhà nước: Các chính sách, lề luật và cơ cấu tổ chức ở mức độ địa phương, vùng và quốc gia có ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiếp thị sản phẩm rau sẽ được nghiên cứu ở O2 và O3. Các hệ thống tưởng thưởng được đề xuất (O3) để lôi kéo các nông hộ nhỏ áp dụng sản xuất rau bền vững và nông lâm kết hợp. Hơn nữa, dự án cố gằng tác động và hy vọng thuyết phục được các nhà quản lý cấp địa phương, vùng và quốc gia thay đổi những chính sách và lề luật quản lý cũng như các quy định nhằm hỗ trợ cho nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản xuất rau bềng vững và nông lâm kết hợp (O3 và O6)

Phát triển chính sách kinh tế và doanh nghiệp: Các biện pháp kỹ thuật được khuyến nghị cho các hệ thống sản suất rau và nông lâm kết hợp (PTAVPS) có nhiều tiềm năng giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng thu hoạch, vì thế làm tăng sinh kế. Rau đem lại giá cả và thu nhập tốt hơn hầu hết các cây lương thực và vì thế có thị trường tốt hơn, đặc biệt khi chúng đã được trải qua quá trình sơ chế. Các nghiên cứu phân tích thị trường sẽ được thực hiện ở cấp độ địa phương, vùng, và quốc gia nhằm xác định cơ hội cho các nam nữ tiểu nông trong việc thâm nhập vào thị trường rau hiện tại cũng như tương lai (O2)

Xây dựng năng lực xã hội và tổ chức: Việc mở rộng thông qua các đợt tập huấn và chính sách nhằm khuyến khích áp dụng các PTAVPS là mục tiêu chuyên biệt trong dự án nghiên cứu này (O6). Tất cả những người tham gia, từ nhà khoa học đến các bên liên quan, đều được khuyến khích năng động hợp tác trên mọi phương diện bên cạnh mục tiêu nghiên cứu của mỗi cá nhân. Một chuyên gia sẻ được mời xây dựng năng lực tổ chức của các giảng viên và nghiên cứu viên ở các trường đại học và giữa những người nông dân trong cộng đồng. Các thủy vực nhiên cứu để xác định ảnh hưởng sẽ được xác định và một chuỗi các hoạt động tối thiểu sẽ được bao gồm trong dự án này

Bảo vệ đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường: Các kỹ thuật không làm đất, nông lâm kết hợp, tưới nhỏ giọt, quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) hoặc tuyển chọn giống (O1) nhằm đẩy mạnh sự đang dạng sinh học đồng thời bảo vệ và tăng cường chất lượng đất và nước. Những khuyến khích tốt nhất có thể nhằm tưởng thưởng cho các tiểu nông áp dụng PTAVPS sẽ được tìm hiểu và áp dụng (O3)

Các mối liên kết trong hệ thống: Các tác động về môi trường, kinh tế và sinh lý của PTAVPS sẽ được định lượng bằng việc sử dụng một mô hình thủy vực phức tạp (O4). Các tác động về giới, về quản lý, và các yếu tố xã hội, cách chúng tương tác với nhau, mối liên kết hay kết hợp với nhau sẽ được nghiên cứu trong các mục tiêu 3 và 5.

Toàn cầu hóa, sự dễ bị tổn thương và các nguy cơ: Độc canh cây trồng dẫn tới sự không an toàn về lương thực và sự dễ bị tổn thương vì một loại cây trồng duy nhất có thể dễ dàng bị mất sạch bỡi dịch bệnh hoặc một vài loại thiên tai. Vì thế đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp bao gồm nông lâm kết hợp hoặc giới thiệu việc sản xuất rau vào các hệ thống trồng lương thực cộng nông lâm kết hợp có thể giảm thiểu nguy cơ này (O1). Hơn nữa, đa dạng hóa còn tạo cho SSFWM nhiều sản phẩm để họ có thể hoặc sử dụng hoặc bán (O2).

 

Số lần xem trang: 2475
Điều chỉnh lần cuối: 25-01-2010

HỘI NGHỊ - HỘI THẢO-KHÓA TẬP HUẤN

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy hai bảy không không

Xem trả lời của bạn !

logolink