TT

 

Tên dự án

 

 

Mục tiêu dự án/các nội dung hoạt động

Cơ quan tài trợ

Thời hạn dự án

Phụ trách chương trình

  1.  

Hệ thống canh tác bền vững dưạ trên Chăn nuôi gia súc: Chương trình Nghiên cứu và đào tạo vùng Đông Nam Á.

Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu đào tạo và phổ biến thông tin trong khu vực hạ lưu sông Mekong, trao đổi khoa học, trao đổi thông tin giữa các nhà nghiên cứu trong vùng, đưa chăn nuôi thành trọng tâm của hệ thống canh tác.

-         Thiết lập một mạng lưới các trường, viện hưởng ứng và phát huy các mục tiêu nêu trên.

-         Thiết lập một quỹ nghiên cứu để tài trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học.

-         Đào tạo các nhà nghiên cứu trong vùng: đào tạo ngắn hạn, đào tạo MSc và đào tạo PhD.

 

Năm 2007 viết và trình duyệt đề án cho giai đoạn thứ V. Đề án này đã được duyệt, tuyển sinh trong quý I 2008. Từ tháng 7/2008 bắt đầu nhập học môn đầu tiên tại Đại học Nông Lâm.

-          Trường đại học Nông Lâm làm điều phối viên chương trình

-          Cơ quan tham gia:Đại học An Giang, Cần Thơ, Nông Lâm Huế, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Đại học Nông nghiệp Thủy Điển tại Upsala, và các trường đại học Cambodia, Lào và Thái Lan

 

Sida – SAREC (Thụy Điển)

1/1/2004-31/12/2008

 

Gia hạn 2008-2011

 

TS. Ngô Văn Mận, Khoa Chăn nuôi Thú y. Người liên lạc: Ông Nguyễn Văn Công: 0913146976

  1.  

Nghiên Cứu Đào tạo Phát Triển Ca Cao Việt Nam (SUCCESS)

-         Soạn thảo các tài liệu tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân các tỉnh Bến Tre và Bà Rịa Vũng Tàu về cây ca cao

-         Tiến hành tập huấn đào tạo các kỹ thuật viên nhằm dạy lại cho nông dân về các phương pháp canh tác cây ca cao bền vững và hiệu quả.

-         Xây dựng đội ngũ nông dân (mục tiêu là 17.000 người) có đủ năng lực để chỉ đạo sn xuất và nghiên cứu

-         Nghiên cứu đánh giá các kết quả đạt được trong dân về kinh tế xã hội

-          Năm 2006 mở rộng tập huấn sơ chế, ủ, và chế biến hạt ca cao, phòng trị bệnh cây ca cao trong giai đoạn thu hoạch. Mở rộng tập huấn sang các tỉnh Bình Phước

-          Năm 2007 mở rộng tập huấn ra miền Trung và Cao Nguyên

 

ACIDI-VOCA

 

 

2004-2005

 

Mở rộng đến 2009

 

TS. Phạm Hồng Đức Phước (Trung tâm Công nghệ sinh học ), Th.S. Hoàng Hữu Cải (Bộ môn Lâm nghiệp Xã hội)

  1.  

Hợp tác nghiên cứu về Phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam (RDViet)

Đại học Huế làm điều phối viên. Có 8 thành viên trong dự án, bao gồm: NLU, Đại học Huế, An Giang, Cần Thơ, Vinh, Nông nghiệp Hà Nội, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Đại học Nông nghiệp Thụy Điển SLU.

-          Nâng cao năng lực nghiên cứu và giáo dục về phát triển nông thôn tại các Trường Đại học/Viện nghiên cứu của Việt Nam

-          Xây dựng mạng lưới các Trường Viện nhằm trao đổi kinh nghiệp và hợp tác nghiên cứu đào tạo

-          Phát triển chương trình khung đào tạo về phát triển nông thôn tại các Trường Đại học. Đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ

-          Nâng cao năng lực nghiên cứu có liên quan đến dân số nông thôn và tăng cường các kỹ năng làm việc với nông dân và cộng đồng nông thôn

-          Cung cấp những kết quả nghiên cứu để các nhà họach định kế họach/chính sách tham khảo + tham gia vào tiến trình phát triển nông thôn

-          Lập kênh thông tin để tạo điều kiện cho những nông hộ dễ dàng học tập trao đổi kinh nghiệm/thông tin lẫn nhau.

Năm 2007-2008: tập trung vào đào tạo Thạc sĩ, hoàn thành các nghiên cứu nhỏ đã được cấp vốn, và xuất bản kết quả nghiên cứu.

SIDA-SAREC

2004-2009

Le Đức Ngoan (Huế), Ngô Văn Mận & Trần Đắc Dân (NLU, Bộ môn Phát triển Nông thôn)

  1.  

Chương trình bồi dưỡng tiếng Anh do quỹ Ford tài trợ (FORD)

-          Giảng dạy tiếng Anh nâng cao cho cán bộ, giáo viên, cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực phía Bắc hiện đang tham gia vào các chuơng trình, dự án do quỹ Ford – Hoa Kỳ tài trợ

-          Các cấp độ giảng dạy bao gồm từ 300 – 500 B (điểm TOELF)

Giai đoạn III tập trung giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ, mở rộng khả năng đạt điểm các chứng chỉ ngoại ngữ mới trong hệ thống đào tạo quốc tế

Ford Foudation

2005-2006

Phase III 2007-2008

PGS. TS. Bùi Cách Tuyến, Hoàng Thị Huệ Dung (Khoa Ngoại ngữ)

  1.  

Chương trình đào tạo Thạc sỹ nghề chuyên ngành Chăn nuôi, môi trường, vệ sinh và chất lượng (DESS)

-          Tuyển sinh và đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành chăn nuôi, môi trường, vệ sinh và chất lượng với ngôn ngữ là tiếng Pháp

-          Chương trình đào tạo bao gồm đào tạo lý thuyết, thực tập tốt nghiệp tại các xí nghiệp, luận án tốt nghiệp

-          Đã tuyển và đào tạo khóa 5 2005-2006, cuối 2006 đã xét chuyển các học viên đủ tiêu chuẩn gửi đi Pháp thực tập

-          Giai đoạn 2007-2009: được gia hạn một khóa nữa (lần cuối) do được các chuyên gia đánh giá cao hiệu quả của chương trình.

 

Đại học Toulouse – Pháp

2005-2009

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tuân (P. Sau đại học)

  1.  

Hỗ trợ nghiên cứu và Đào tạo trong Công nghệ sinh học

-          Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo trong công nghệ sinh học nông nghiệp

-          Tăng cường khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong Công nghệ sinh học thông qua nghiên cứu hai cây có dầu quan trọng là cây vừng và cây Crambe

-          Đào tạo 2 tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học

-          2008, 2009: Hai nghiên cứu viên cố gắng hoàn thành đề án nghiên cứu, về nước

 

Chính phủ Thụy Điển ODA

2004-2009

TS. Bùi Minh Trí, BM CNSH

  1.  

Cơ chế chi trả các dịch vụ bảo vệ môi trường (PES)

-         Phân tích quá trình xây dựng và thực hiện của mỗi cơ chế chi trả nhằm rút ra những bài học từ kết quả đạt được;

-         Đánh giá hiệu quả dựa trên việc xác định, đo lường, và/hoặc lượng giá các hệ thống chỉ tiêu đánh giá (ví dụ như các yếu tố về kinh tế xã hội, môi trường, các cơ quan chức năng, luật lệ liên quan);

-         Xác định những hạn chế chính đối với việc duy trì bền vững dịch vụ bảo vệ môi trường và lợi ích đối với người nghèo, đặc biệt là nhóm nghèo khó bất lợi và phụ nữ; và

-         Đề ra những khuyến cáo và hướng dẫn đối với các cơ quan địa phương, các đơn vị liên quan các cấp địa phương, quốc gia và vùng bao gồm cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp, cộng đồng hỗ trợ phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng về các chính sách, tài chính và cấu trúc cần thiết để đảm bảo cơ cấu chi trả bền vững có lợi cho người nghèo nông thôn.

WINROCK International

2006-2008

TS. Đặng Thanh Hà, Khoa Kinh tế

  1.  

Chương trình liên kết đào tạo với RMIT-Úc

-         Đào tạo sau đại học bằng tiếng Anh, chương trình tương đương với chương trình của Đại học RMIT, năm đầu học tại ĐHNL, năm kế học tại Úc.

-         Năm 2006 đã tuyển 5 học viên cao học, đang được đào tạo tiếng Anh miễn phí tại ĐH RMIT Việt Nam

Chương trình 322-Học bổng nhà nước

2006-2013

PGS. TS. Bùi Cách Tuyến

TS. Nguyễn Ngọc Tuân (08.8963339)

  1.  

Chương trình nghiên cứu Nông Lâm Kết hợp với rau

-         Nghiên cứu các hệ thống nông lâm kết hợp bền vững và thân thiện với môi trường ở khu vực vùng Đông Nam Á

-         Hỗ trợ nông dân lập các điểm trình diễn kết hợp sản xuất rau và nông lâm nghiệp bền vững

-         Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, giới

-         Phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ;

-         Xuất bản kết quả nghiên cứu

Winrock, Đại học North – Carolina Hoa Kỳ

2006-2009

TS. Đặng Thanh Hà- Khoa Kinh tế 0908550160

  1.  

Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam (026/VIE05)

-         Đề án này có mục đích hoàn thiện chất lượng và giá trị của lúa gạo thông qua phương pháp tổng hợp bao quanh các nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, nhân viên khuyến nông và tổ chức giáo dục.

-         Hoàn thiện kiến thức của các nông hộ nhỏ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn cho các hợp tác xã  trong vùng để các kỹ thuật thu hoạch thích hợp và xử lý hạt tiếp theo được quan sát từ đó nâng cao chất lượng gạo.

-         Hoàn thiện năng lực của nhân viên khuyến nông bằng cách cung cấp kiến thức cập nhật cho họ. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ giúp hoàn thiện các thiết kế máy sấy tương lai.

ACIAR – Úc, Đại học Queensland

2006-2009

TS. Trương Vĩnh (BM Công nghệ Hóa)

  1.  

Nghiên cứu vòng tuổi cây rừng tại Việt Nam trong mối quan hệ giữa lâm  nghiệp – sinh thái va biến đổi khí hậu

-         Phát triển phòng thí nghiệm về nghiên cứu vòng tuổi cây (LTRS) tại Đại học Nông Lâm

-         Ứng dụng phần mềm chuyên ngành Measure J2X (Voortech, Inc) để đo và nghiên cứu vòng tuổi

-         Tiến hành hội thảo trình bày kết quả nghiên cứu

-         Thực hiện thu thập và nghiên cứu mẫu cây

-         Xuất bản kết quả nghiên cứu

-         Thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo

Lamont-Doherty Earth Observatory of ColumbiaUniversity

2007-2009

Th.S Lê Bá Toàn, Khoa Lâm nghiệm

  1.  

Dự án liên kết đào tạo chất lượng cao với Đại học UC. Davis – Hoa Kỳ

-         Áp dụng chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao thoe tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đại học North Carolina Hòa Kỳ

2007-2012

Ts. Phan Thế Đồng, Khoa Công nghệ thực phẩm

  1.  

Dự án nghiên cứu vùng cao (Upland-Forum)

-         Thiết lập mạng lưới các nhà nghiên cứu trẻ ở các trường viện (Đại học Nông nghiệp I, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Nông Lâm Tp. HCM)

-         Nghiên cứu vấn đề chuyển đổi cây trồng, phòng chống dịch hại, đặt biệt là ở những khu vực xuyên biên giới, hay xảy ra dịch bệnh

-         Từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ khoa học trẻ, xuất bản các kết quả nghiên cứu

Ford Foundation tài trợ, Đại học Nông Lâm Huế làm điều phối

2007-2009

Th.S. Hoàng Hữu Cải, Bộ môn Lâm Nghiệp Xã hội làm điều phối

  1.  

Dự án nâng cao năng lực xuất khẩu lương thực thực phẩm của Việt Nam thong qua nâng cao chất lượng trong công nghiệp chế biến (ASIA/2007/137317)

-         Nâng cao năng lực của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu lương thực thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế

-         Xây dựng một trung tâm huấn luyện về chất lượng trong công nghệ thực phẩm tại Đại học Nông Lâm

-         Phát triển các giáo án cần thiết cho việc huấn lyện

-         Huấn luyện 150 kỹ thuật viên từ các công ty hoạt động trong công nghệ thực phẩm

-         Lập một website thong tin

Cộng đồng châu Âu tài trợ, đại học Francois Rabelais of Tours (Pháp) làm đối tác chính ở nước ngoài

2007-2009

Điều phối bỡi giáo sư Claude Chevrier (Đại học Tours). ĐH Nông Lâm đồng điều phối (TS. Nguyễn Lê Hưng (Phó Hiệu trưởng), TS. Phan Thế Đồng (Trưởng khoa CN Thực phẩm))

  1.  

Dự án nghiên cứu sự bền vững và khả năng giảm thiểu tác động môi trường của các hệ thống nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc, Nam và Đông Nam Á (AquaFish CRSP)

-         Nghiên cứu sự bền vững và các tác động đến môi trường của các hệ thống nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc, Nam và Nam Á

-         Nghiên cứu tác động của việc giới thiệu/nhập các giống loài lạ lên sự đa dạng sinh học của loài cá ở địa phương

-         Chia sẻ kiến thức công nghệ và kinh nghiệm nghiên cứu

-         Xuất bản kết quả nghiên cứu

 

AquaFish Collaborative Research Support Program (AquaFish CRSP) của Đại học Michigan – Hoa Kỳ tài trợ, Đại học Thủy sản Thượng Hải (Shanghai Fisheries Uni. TQ) đối tác nghiên cứu

2007-2009

TS. Lê Thanh Hùng (trưởng khoa Thủy sản) làm điều phối dự án ở phía Việt Nam (Trung Quốc có giáo sư Dương Duy - Yang Yi làm điều phối)

  1.  

Dự án lien kết giáo dụ sau đại học về quản lý và nuôi trồng thủy sản với nền công nghiệp chế biến thông qua các chương trình thực tập –internship (EUropeAid/123/C/ACT/CAI)

-         Thiết lập chương trình nghiên cứu và lien kết giữa giáo dục đào tạo trong Quản lý và nuôi trồng thủy sản với hoạt động chế biến công nghiệp và xuất khẩu

-         Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, quản lý, thiết lập mạng lưới nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản giữa các nhà khoa học châu Âu và châu Á

-         Xác định các vấn đề lien quan đến nuôi trồng và chế biến thủy sản, xác định các giải pháp thực tế

-         Xúc tiến xây dựng một trung tâm huấn luyện cho nông dân và sinh viên

-         Xuất bản kết quả nghiên cứu

Cộng đồng châu Âu tài trợ trong khuôn khổ chương trình ASIA LINK. Đối tác có AIT, Viện quản lý nuôi trồng Thủy sản (SERD- AARM) Thái Lan

2007-2010

TS. Lê Thanh Hùng (Khoa Thủy Sản làm điều phối viên phía Việt Nam) email: lthungts@yahoo.com.vn, Tel 8961473

 

phía TháiLan có TS. Ram C. Bhujel

Số lần xem trang: 2470
Điều chỉnh lần cuối: 25-01-2010

CÁC HOẠT ĐỘNG HTQT CỦA TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm một ba một bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink