Được sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã kết hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo xây dựng “Dự án Sau thu hoạch Lúa gạo tại Việt Nam” từ ngày 21- 24/04/2009 tại Khách sạn Cao Su 108 Võ Thị Sáu – Tp. Vũng Tàu. 

 


Thất thoát sau thu hoạch ở các nước Đông Nam Á chiếm 15 – 20% khối lượng thất thoát. Khi chất lượng được xác định, nó có thể gây mất giá trị 10 – 30% trên thị trường. Từ năm 2005 đến 2008, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)/ dự án 9036 của Quỹ giảm nghèo của Nhậ bản (JFPR) “Cải thiện đời sống nông dân nghèo thông qua quản lý sau thu hoạch lúa đã được cải tiến ” bắt đầu triển khai thử nghiệm những công nghệ sau thu hoạch đã được cải tiến ở 4 làng tại Việt Nam và 8 làng ở Campuchia. Những kết quả từ dự án và thông tin từ Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy sĩ (SDC) -  tài trợ Nhóm công tác sau sản xuất của Tổ chức nghiên cứu lúa kết hợp (IRRC) với các hoạt động của Indonesia, Lào, Myanmar cho biết những thất thoát có thể giảm đáng kể và thu nhập từ thu hoạch lúa được gia tăng nếu nông dân và nhà chế biến được tạo diều kiện để sử dụng những lựa chọn về quản lý và công nghệ sau thu hoạch đã được cải thiện như máy gặt, máy sấy thóc, hệ thống tồn trữ kín, kỹ thuật xay xát cải tiến. Lợi nhuận thêm vào có thể xuất phát từ việc cập nhật những thông tin về thị trường. Cả hai dự án đều có sự tham gia của các đối tác là cơ sở tư nhân như là những thành viên của các oạt động dự án. Những mô hình thử nghiệm đều thành công cả ở Việt nam và Campuchia, nhưng khả năng ứng dụng rộng rãi chưa cao. Những nông dân và nhà máy xay lúa trong dự án đầu nhận ra những lợi ích của việc ứng dụng cách quản lý sau thu hoạch cải tiến và ngày càng yêu cầu nhiệu hơn về công nghệ nhất là hệ thống tồn trữ và sấy khô mà có thể đem lại nhiều lợi ích hơn.

 

 

Mục tiêu chính của hội thảo:

·        Làm rõ các mục tiêu, các nguyên tắc hướng dẫn lập kế hoạch Dự án Sau thu hoạch ở Việt Nam; Nhận diện các đối tác, vai trò, và khả năng làm chủ Dự án của các đối tác này;

·        Nhận diện các con đường đưa đến kết quả (ví dụ chiến lược Dự án để đưa đến các thay đổi cụ thể) và đầu vào cần thiết cho việc phát triển kế hoạch đánh giá dự án;

·        Làm rõ khái niệm “Liên minh Học hỏi” và đạt được các thỏa thuận trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam, là diễn đàn góp ý về việc hoạch định và chỉ đạo Dự án, và đúc kết các trao đổi kinh nghiệm; 

·        Nhận diện các thành viên của Liên minh Học hỏi về Sau thu hoạch ở Việt Nam và xác định các vấn đề mà Liên minh Học hỏi cần nghiên cứu tìm hiểu, các khảo sát/ thí nghiệm cần tiến hành, và sơ bộ phân bố trách nhiệm;

·        Đề ra mô thức luận lý diễn tả được các thay đổi ngắn hạn mong muốn từ các hoạt động Dự án, và các đóng góp dài hạn cho các kết quả phát triển ở Việt Nam. Lập sơ đồ mạng lưới chỉ rõ ai sẽ làm việc với ai, phục vụ việc lập kế hoạch và theo dõi tích hợp trong lĩnh vực.

·        Xác định tầm nhìn cho 5 năm tới của Dự án;

·        Đề ra bản sơ thảo kế hoạch hành động trong năm thứ nhất.

 

 

Thành phần tham dự: Khoảng 65 người, gồm 6 nhà khoa học đến từ IRRI cùng các các bộ đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương, các Viện Trường, các Doanh nghiệp, báo đài...

 

Đây là một phần trong Dự án sau thu hoạch được tài trợ bởi ADB của IRRI nhằm hướng đến việc nhân rộng những tiến bộ của công nghệ sau thu hoạch mà đã được thử nghiệm từ một số ít làng ra nhiều làng hơn. Mục tiêu là đạt tối thiểu 300.000 nông hộ ở 3 quốc gia (Cambodia, Philippines và Việt Nam) sau 5 năm. Điều này đòi hỏi việc tập trung nhều hơn nữa các hoạt động của dự án trong việc mở rộng hoạt động khuyến nông và khuyến công mà được hỗ trợ từ các đối tác nhà nước và tư nhân. Thật sự cần thiết tạo nên những mối liên kết để hỗ trợ dịch vụ cung cấp tài chính cho vốn đầu tư và vốn hoạt động cũng như cho hoạt động tiếp cận thị trường. Thành phần chủ yếu sẽ là sự phát triển các mô hình kinh doanh cho nông dân và các người hoạt động sau thu hoạch.

Để có thể nhân rộng những công nghệ đã được kiểm chứng đã lên danh sách ở trên, dự án sẽ mở rộng những hệ thống tiến bộ của công nghệ sau thu hoạch ở cấp độ quốc gia bằng cách phát triển các Liên minh ọc hỏi. Những Liên minh Học hỏi này có thể được hiểu như là bệ phóng cho các hoạt động của các thành viên trong quốc gia từ hệ thống khuyến nông, tổ chức nghiên cứu và đối với những thành viên mới gia nhập, đặt biệt là các cở sở tư nhân và NGO. Liên minh Học hỏi sẽ tìm cách mở rộng những chọn lựa của đối tác về công nghệ, hình thức kinh doanh, sự chấp nhận tiến bộ và đổi mới và thông qua những phản ánh thường kỳ, để đi đến việc hiểu biết sâu sát hơn về công việc sẽ làm và thực hiện ở đâu, tại sao. Chu trình thường xuyên về thử nghiệm, phản ánh, chấp nhận sẽ được mong đợi để phát triển mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên. Liên minh Học hỏi được mong đợi (1) để gia tăng những lựa chọn đa dạng (thông qua nguyên mẫu và thực nghiệm), (2) để gia tăng mối tương tác lẫn nhau giữa các đối tác (thông qua sự phản ánh thường xuyên của nóm), và (3) để gia tăng khả năng của các đối tác nhằm xác định và lựa chọn công việc (thông qua nghiên cứu). Chúng tôi dự định rằng họ sẽ cung cấp những phương tiện tham gia nhiều hơn, linh hoạt hơn đối với việc quản lý dự án và khả năng giúp đỡ của các thành viên mới.

 

 

Số lần xem trang: 2536
Điều chỉnh lần cuối: 09-05-2016

HỘI NGHỊ - HỘI THẢO-KHÓA TẬP HUẤN

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy năm năm sáu tám

Xem trả lời của bạn !

logolink