Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019 là hội nghị diễn ra mỗi 2 năm do Hội chăn nuôi và Hội thú y Việt nam, kết hợp với một trường đại học chuyên ngành CNTY tổ chức. Năm 2019, hội nghị lần 3 được tổ chức tại Đại học Nông Lâm TpHCM.
Thời gian: Từ ngày 4-6/9/2019, tại Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức)
Chủ đề của Hội nghị lần này sẽ là Thách thức mới – Cơ hội mới.
Hội nghị Khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc năm 2019 được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm lẻ. Hội nghị do Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với Hội thú y Việt Nam (đơn vị đồng bảo trợ) cùng trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (đơn vị tổ chức) thực hiện.
Theo PGS TS Nguyễn Tất Toàn, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: Chăn nuôi - Thú y là ngành nghề quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp cũng như kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh vai trò bảo đảm an toàn và an ninh lương thực, Chăn nuôi - Thú y cũng góp phần quan trọng trong sức khỏe thể chất và tinh thần cho con người. Trong thời gian vừa qua, ngành Chăn nuôi - Thú y gặp không ít khó khăn về dịch bệnh, thương mại, lẫn vấn đề biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đặt ra những thách thức cho ngành nhưng cũng chính là động lực, cơ hội để ngành thay đổi và phát triển. Đó chính là lý do mà những nhà nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước, người kinh doanh, sản xuất, và các hiệp hội liên quan trên khắp cả nước Việt Nam cùng nhau gặp mặt để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nhất là những cập nhật mới nhất về khoa học để cùng nhau vượt qua thách thức mới…
Hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019 cũng là nơi gặp gỡ trao đổi thông tin và mở rộng hợp tác giữa các nhà quản lý – khoa học – kinh doanh – nhà sản xuất chăn nuôi và thú y trong phạm vi toàn quốc về: Những nghiên cứu khoa học mới - Những xu hướng mới trong ngành - Những thách thức và giải pháp trong thời đại mới - Những cập nhật trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
Chương trình được diễn ra với nhiều nội dung phong phú bao gồm nhiều thông tin khoa học bổ ích được trình bày, cụ thể là chương trình phong phú bao gồm phiên toàn thể gồm 13 bài báo cáo tổng quan (keynote lecture), và hơn 120 bài báo cáo nghiên cứu khoa học theo các chuyên đề riêng biệt (tiểu ban),
Các bài tổng quan trong các phiên toàn thể vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 9 năm 20119 bao gồm: Những thách thức của ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay (Nguyễn Xuân Dương); Bài tổng quan: Tình hình Dịch tả heo châu Phi tại Việt Nam và hướng phát triển của ngành (Philippe GREAU); Thách thức về các bệnh trên heo tại Việt Nam (Nguyễn Tất Toàn); Đánh giá vaccine virus trên heo – Cách nhìn từ lịch sử đến công nghệ cao (Fernando Abel Osorio); Những tiến bộ trong nghiên cứu và ứng dụng dinh dưỡng chuyên sâu cho vật nuôi (Dương Duy Đồng); Cách tiếp cận thực chứng về vai trò của phụ gia thức ăn trong việc giảm sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh (Neil Gannon); Các Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Mới giúp Tầm Soát Sớm một số Bệnh quan trọng trên Heo (Termsitthi Paphavasit); Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (TUAN Bendixen); Thành lập Ủy ban Đạo đức đối với động vật (Philip Chamberlain); Thảo luận những cơ hội mới cho phát triển chăn nuôi.
Các nghiên cứu khoa học sẽ được trình bày trong các tiểu ban: Tiểu ban nghiên cứu về thú nhỏ, nghiên cứu về heo, nghiên cứu về gia cầm, nghiên cứu về đại gia súc, nghiên cứu về thú y công đồng. Và đặc biệt lần đầu tiên hội nghị còn có tiểu ban về chương trình đào tạo thú y trong thời kỳ mới. Ngoài những thông tin khoa học mới và những thảo luận về thách thức và những cơ hội phát triể, hội nghị còn là nơi để người tham dự nân cao kỹ năng nghề thông qua các khóa huấn luyện tiền hội nghị (4/9/2019)
TRIỂN LÃM gồm các nội dung: Giới thiệu thành tựu ngành Chăn nuôi-Thú y của Trường, Viện, Cơ quan, Công ty; Trưng bày sách, tạp chí và công trình khoa học; Thức ăn, thuốc thú y, quy trình công nghệ, dụng cụ, thiết bị, giống vật nuôi; Hội thảo chuyên đề, tuyển dụng việc làm và các vấn đề khác có liên quan.
Những điểm nổi bậc của hội nghị
Khoảng 700 người tham dự
Tạo được sự kết nối nhiều cơ quan, nghiên cứu, người chăn nuôi, tại Việt Nam
Tạo tiền đề cho việc nâng cao tay nghề và kỹ năng cho người hoạt động chuyên ngành thông qua khóa đào tạo trước hội nghị
ASF – chủ đề nóng & viễn cảnh tương lai: Hội nghị cũng diễn ra sự kiện ký kết hợp tác nghiên cứu về vaccine của Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Nebraska Hoa kỳ, Cơ quan thú Y vùng 6 – Việt Nam, Cơ quan nghiên cứu vaccine Chung An (CAVAC)– Hàn Quốc
Đề kháng kháng kháng sinh và giải pháp thay thế kháng sinh; sử dụng công nghệ Block Chain trong quản lý chuỗi thực phẩm
CNTY trên thú nhai lại và thú nhỏ được quan tâm hơn so với các hội nghị trước đây
Đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y theo xu hướng quốc tế hóa với các chủ đề: Động vật hoang dã, kiểm định chất lượng đào tạo, Quản lý nguy cơ sinh học trong phòng thí nghiệm, vấn đề đạo đức trong sử dụng động vật để nghiên cứu
Hội nghị đã cung cấp nhiều kiến thức và thông tin mới về khoa học và mở ra hướng nghiên cứu vaccine để từ đó giúp phát triển bền vững ngành chăn nuôi tại Việt Nam
Nguồn: https://www.vavs2019.net
Số lần xem trang: 2471
Điều chỉnh lần cuối: