GIỚI THIỆU

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo khoa học công nghệ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Ngay từ khi thành lập từ những năm đầu thập niên 50, Trường (với tên là Trường Nông Lâm Mục Bảo Lộc) đã phát triển các mối quan hệ hợp tác với các trường/viện đại học nông nghiệp của Pháp, Mỹ và Philippines. Từ sau năm 1975, bên cạnh việc hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các viện/trường đại học ở Đông Âu và Liên Xô, Trường đã từng bước thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật và các nước châu Á khác.

Tính đến năm 2007, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã thiết lập mối quan hệ với hơn 50 trường.viện đại học trên thế giới, tranh thủ các nguồn tài trợ. Trong khoảng từ 2001-2006, có khoảng 70 dự án hợp tác quốc tế được triển khai, góp phần tạo ra các kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao cho các địa phương ở Việt Nam cũng như các nước bạn. Bên cạnh đó, các chương trình liên kết đào tạo và học bổng trao đổi sinh viên và giảng viên trẻ cũng từng bước được xây dựng và hoàn thiện để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho riêng bản thân Trường cũng như các doanh nghiệp và địa phương trong khu vực.

Hiện nay, Trường đang tập trung nổ lực phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu – đào tạo song phương và đa phương nhằm tranh thủ mọi nguồn  lực đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ cho công cuộc chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hiện đang có khá nhiều thách thức khó khăn và thách thức đặt ra cho lãnh đạo nhà trường không những đòi hỏi sự nổ lực rất lớn từ phía đội ngủ làm công tác hợp tác quốc tế của trường, mà cần có quá trình chỉ đạo và hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

 

1. Các phương thức hợp tác quốc tế mà trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đang thực hiện

Các phương thức hợp tác quốc tế chủ yếu do Đại học Nông Lâm thực hiện bao gồm: hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo đại học và sau đại học, học tập và huấn luyện dài hạn và ngắn hạn tại nước ngoài, hội thảo khoa học, trao đổi sinh viên và cán bộ trẻ, v.v... Theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự đẩy mạnh giao lưu quốc tế, các hình thức hợp tác không ngừng thay đổi và phát triển theo nhu cầu của riêng bản thân nhà trường và các đối tác quốc tế.

 

Hợp tác nghiên cứu

Về bề nổi, hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường dễ thấy nhất ở các hoạt động của các dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Các chương trình hợp tác nghiên cứu của Trường được thực hiện với hai mục tiêu chính như sau:

  • Vĩ mô: Làm cho các hệ thống sản xuất có qui mô nhỏ tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn và bảo đảm được sự bền vững của nó trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đặc biệt, về phương diện môi trường, các hệ thống canh tác và sản xuất tìm kiếm phải là những hệ thống sản xuất nhằm duy trì và bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, từng bước nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ hiện đại để bắt kịp nhịp độ phát triển của các quốc gia khác trên thế giới.
  • Vi mô: Tìm kiếm và chuyển giao kiến thức khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản xuất, bền vững, có thể tạo thêm công ăn việc làm, và sản xuất các sản phẩm đầu ra chất lượng cao đảm bảo sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mục tiêu trung hạn của các chương trình hợp tác quốc tế của Trường là đa dạng hóa và liên kết các thành phần khác nhau trong những hệ thống sản xuất, đa dạng hóa hệ thống sản xuất của các nông hộ, tái sử dụng năng lượng và các dưỡng liệu, như thế giảm được việc đưa các nhập lượng từ bên ngoài vào. Trên cơ sở này, từng bước áp dụng các công nghệ mới với phương châm “chất lượng cao nhưng không gây hại đến môi trường”. Phần lớn các nông hộ nhỏ của Việt Nam rât ít có khả năng để du nhập các kiến thức khoa học từ bên ngoài vào và có rất ít khả năng để cải thiện tình trạng này trong tương lai. Trong bối cảnh đó để làm cho hệ thống sản xuất bền vững, nông dân cũng như các nhà nghiên cứu của Trường đang tập trung vào tối ưu hoá việc sử dụng các tài nguyên sẵn có tại chỗ để giảm bớt các nhập lượng từ bên ngoài vào, như thế tính đa dạng trong sản xuất sẽ đạt được và tránh được sự thất thoát, thiệt hại. Việc xây dựng từng bước mạng lưới thông tin liên lạc, thiết lập được mối quan hệ giữa nông dân, nhà nghiên cứu và khuyến nông viên để họ tiếp cận các công nghệ hiện đại được chuyển giao nếu thành công sẽ đảm bảo hoàn tất được mục tiêu trung hạn này.

 

Để thực hiện các mục tiêu trên, hiện trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đang thực hiện nhiều dự án nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như tăng cường sản xuất và chất đốt bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn tại chỗ (Dự án do SAREC - SIDA tài trợ),  sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên sẳn có tại địa phương trong hệ thống nông nghiệp bền vững dựa trên chăn nuôi ở vùng Đông Nam Á (Dự án Mekarn), các kỹ thuật chế biến thịt với giá thấp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên vùng cao dựa trên cơ sở cộng đồng, sử dụng thiên địch (ong ký sinh) để phòng và trị bệnh bọ dừa vốn gây thiệt hại cho hàng vạn hecta vườn dừa tại Việt Nam và các nước lân cận, tìm hiểu và khuyến khích mạng lưới hệ thống canh tác rau và nông lâm kết hợp nhằm tiến tới chống xói mòn và bảo vệ rừng. Trường cũng từng bước hoàn thiện hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại dành cho nghiên cứu (đặc biệt là về Công nghệ sinh học) cũng như tiến hành các chương trình nghiên cứu hợp tác mới về công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch v.v.. hướng tới việc phục vụ cho sự phát triển một nền nông nghiệp kỹ thuật cao ở  Việt Nam.... (Tham khảo Phụ lục I: Danh sách các dự án nghiên cứu chính thực hiện tại Đại học Nông Lâm TP. HCM qua các năm 2001-2006).

 

Liên kết đào tạo

Các chương trình liên kết đào tạo được thực hiện khá sớm tại Đại học Nông Lâm TP. HCM (điển hình là hai chương trình đào tạo Thạc sĩ về Hệ thống chăn nuôi nhiệt đới bền vững do SAREC-SIDA tài trợ, và Chương trình đào tạo Thạc sĩ về Thú Y do Chính phủ Pháp tài trợ). Các dự án này không những đào tạo các giảng viên và các nhà nghiên cứu trẻ cho Đại học Nông Lâm, tạo đội ngũ nhân lực kế thừa đủ khả năng đảm nhiệm chức năng giáo dục và đào tạo mà nhà trường đảm nhiệm, mà còn đào tạo các nhà khoa học trẻ cho cả nước như dự án đào tạo Thạc sĩ Thú y do Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Thực phẩm Pháp tài trợ.

 

Có thể nói Đại học Nông Lâm là một trong những Đại học Việt Nam sớm có những chương trình hợp tác với các Đại học nước ngoài để đào tạo MSc và Ph.D, từ các năm đầu của thập niên 90. Dự án đào tạo Thạc sĩ chăn nuôi nhiệt đới bền vững do SIDA tài trợ với sự hợp tác giúp đỡ của Trường Đại học Nông nghiệp Thụy Điển, với sự cộng tác của nhiều giáo sư có uy tín ở Âu Châu, đào tạo học viên không những cho các nước Á châu mà còn đào tạo các học viên cho Phi Châu và Mỹ Châu La tinh. Dự án này đã đào tạo được 5 khóa Thạc sĩ với các học viên đến từ Việt Nam (Viện Chăn nuôi Quốc gia, Đại học Nông nghiệp Huế, Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh) và các quốc gia Đông Nam Á.

 

Học tập ngắn hạn/dài hạn

Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua các khóa học tập ngắn hạn và dài hạn. Đội ngũ khoa học của nhà Tröôøng đã không ngừng phát triển cả số lượng và chất lượng. Những năm 90 số cán bộ khoa học của Trường có thể làm việc và đối tác với phương Tây chỉ có một vài người. Hiện nay Trường đã có hàng trăm nhà khoa học có thể làm việc với chuyên gia nước ngoài tại các hội nghị, hội thảo quốc tế cũng như liên kết hợp tác nghiên cưú và đào tạo. Một số giáo viên của trường đã được các nước mời hợp tác giảng dạy và nghiên cứu trong khối tiếng Anh cũng như khối tiếng Pháp. Một số nhà khoa học Việt kiều từ Đức, Pháp cũng được Nhà Trường mời về giảng dạy và hợp tác nghiên cứu (Phụ lục: Danh sách giảng viên nước ngoài và Việt Kiều tham gia giảng dạy tại Đại học Nông Lâm). Kinh nghiệm chia sẻ từ các giáo sư thỉnh giảng này được nhân rộng cho đội ngủ cộng tác, bên cạnh các kiến thức mà họ giảng dạy trên lớp. Đây cũng là một hình thức học tập ít tốn chi phí hơn so với việc gửi người đi nước ngoài.

Để gửi đội ngũ cán bộ và các nhà nghiên cứu khoa học đi học tập ở nước ngoại, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM không những tranh thủ các nguồn học bổng chính thức thông qua các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn tận dụng các nguồn phi chính thức từ các dự án hợp tác quốc tế, từ các tổ chức phi chính phủ, và từ các mối quan hệ với các viện/trường đại học thông qua các thỏa thuận trao đổi và đào tạo nhân lực được ký kết. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy một số lượng đào tạo sau đại học tuy có khiêm tốn nhưng phản ánh phần nào nổ lực của nhà trường trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực kế thừa.

 

Bảng 1. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực thông qua các chương trình hợp tác quốc tế giai đọan 2000-2006:

Năm

Tổng số đòan ra

Hội nghị, tham quan, đào tạo ngắn hạn

Đào tạo Thạc Sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Số nước đến học

2000

126

109

10

7

23

2001-2002

150

126

13

4

30

2002-2003

153

135

7

5

36

2003-2004

215

183

21

11

42

2004-2005

250

218

17

15

46

2005-2006

276

222

15

12

50

Tổng cộng

1170

964

83

54

 

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính

 

Nhìn chung, các học bổng và đào tạo/trao đổi ngắn hoặc dài hạn của Trường Đại học Nông Lâm chủ yếu có được từ các nguồn sau:

    • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Các chương trình hợp tác song phương
    • Các học bổng của các tổ chức phi chính phủ

Nhà trường tạo mọi điều kiện để cán bộ giảng viên trẻ trong trường tiếp cận các cơ hội được đào tạo nhằm cập nhật kiến thức, đổi mới phương thức giảng dạy, thiết lập và tạo dựng các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.

 

Riêng đối với sinh viên, ngày càng có nhiều chương trình hỗ trợ học bổng hoặc trao đổi học tập ở nước ngoài. Riêng chương trình vừa học vừa làm tại Israel theo quan niệm “Learning by doing” – “Học thông qua làm” đã gửi sinh viên hơn 30 sinh viên đi thực tập trong vòng 11 tháng từ các năm 2003-2006. Chuyên ngành học về nông nghiệp chất lượng cao và kinh doanh trong nông nghiệp rất gần gũi với các ngành học của sinh viên trong trường đã nhận được sự đánh giá rất cao của sinh viên tham gia.

 

Hội thảo khoa học

Hàng năm Trường Đại học Nông Lâm tổ chức khoảng từ 10 - 15 cuộc hội thảo quốc tế nhằm tổng kết và giới thiệu thành qủa của các dự án hợp tác quốc tế, cũng như các đề tài nghiên cứu trong nước. Thông qua đó nhiều nhà khoa học ở nhiều viện/trường đại học quốc tế cũng đã được mời đến để trình bày giới thiệu những thành tựu mới của họ, hai bên trao đổi kinh nghiệm và là cơ hội để hai bên củng cố thắt chặt và tiếp tục hợp tác rộng hơn và sâu hơn (Tham khảo Phụ lục II: Bảng thống kê các cuộc hội nghị hội thảo quốc tế 2003-2006). Bên cạnh vai trò về trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiên cứu và chuyển giao các thành tựu khoa học, việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế cũng góp phần cho các đối tác đánh giá đúng và đủ năng lực tổ chức và đội ngũ khoa học của nhà trường làm tiền đề cho các dự án hợp tác mới.

2. Các chương trình hợp tác quốc tế đã ký kết

Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã thiết lập mối quan hệ với nhiều các viện nghiên cứu và trường đại học trên thế giới. Trường cũng nhận được sự tài trợ của nhiều quỹ hỗ trợ phát triển và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay Trường Đại học Nông Lâm thiết lập quan hệ với một trăm mười tám (118) trường Đại học Mỹ, Canada, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Úc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai Á, Philippin, v.v.. Đại học Nông Lâm cũng nhận được sự tài trợ và hợp tác từ IDRC, SAREC, SIDA, IFS, IRRI, ACIAR, GTZ, IPGRI, ACRI, SEAMEO, Ford Foundation, Winrock International, CIDSE, Fullbright, IPGRI. World Vision..v.v.

 

Quá trình thiết lập các mối quan hệ và xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế là một nổ lực lâu dài và bền bỉ của lãnh đạo nhà trường và đội ngũ các nhà khoa học. Từ việc tiếp xúc, trao đổi với khách đến thăm trường hoặc có cơ hội tiếp xúc đến việc thảo luận, đề xuất phương hướng hợp tác, xây dựng đề cương chương trình hợp tác, lên kế hoạch cụ thể, tìm kiếm nguồn tài trợ, phối hợp thực hiện, điều khiển, kiểm tra, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm ... là một quá trình rất dài và đầy khó khăn. Mỗi năm Trường tiếp trung bình khoảng hơn 100 đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác nghiên cứu, ký kết và triển khai các chương trình hợp tác quốc tế (Xem bảng 2). Thách thức đặt ra là việc lựa chọn đối tác tin cậy, có khả năng hợp tác và triển khai các chương trình hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đây là điều không dễ dàng trong điều kiện một thế giới “thừa mứa” thông tin nhưng không hoàn hảo, rất khó kiểm chứng. Thách thức này phần nào được khắc phục thông qua việc thông tin kịp thời và đầy đủ của các cơ quan chức năng, cũng như sự định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian vừa qua.

Bảng 2. Tình hình các đòan khách nước ngòai đến thăm làm việc tìm hiểu, ký kết và triển khai các chương trình (đầu vào).

Năm

Lượt người

Lượt đòan

Quốc gia (số nước)

2001

564

280

28

2002

412

184

29

2003

516

215

26

2004

329

116

20

2005

373

123

28

2006

524

118

33

Nguồn: Phòng Hợp tác Quốc tế

Các dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu trong giai đoạn 2001-2006

 

1.      Khảo sát ảnh hưởng của kim loại nặng lên tính bền vững của việc bón phân và tái sử dụng chất thải ở các vùng lân cận thành thị và các vùng nông nghiệp ở Đông Nam Á (VN, Thái Lan). Dự án này nhằm đánh giá những tác động có hại của các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp lên đất và phẩm chất cây trồng, phát triển chiến lược hạn chế ảnh hưởng có hại của các chất nhiễm bẩn lên nông nghiệp và sức khoẻ con người, tăng tối đa lợi ích cũng như giảm thiểu nguy cơ gây ra từ việc sử dụng phân bón và chất thải trong các hệ thống nông nghiệp gần đô thị, đồng thời cung cấp nền tảng khoa học cho việc bảo vệ nguồn đất ở Úc và các nước Châu Á khỏi bị thoái hóa bởi kim loại nặng và á kim. Cơ quan tài trợ: ACIAR. Thời hạn: 2001-2006

2.      Hệ thống canh tác bền vững dưạ trên Chăn nuôi gia súc: Chương trình Nghiên cứu và đào tạo vùng Đông Nam Á (Mekarn). Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu đào tạo và phổ biến thông tin trong khu vực hạ lưu sông Mekong, trao đổi khoa học, trao đổi thông tin giữa các nhà nghiên cứu trong vùng, đưa chăn nuôi thành trọng tâm của hệ thống canh tác; Thiết lập một mạng lưới các trường, viện hưởng ứng và phát huy các mục tiêu nêu trên; Thiết lập một quỹ nghiên cứu để tài trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học; Đào tạo các nhà nghiên cứu trong vùng: đào tạo ngắn hạn, đào tạo MSc và đào tạo PhD. Cơ quan tài trợ: SIDA-SAREC. Thời hạn: 2001-2007.

3.      Dự án về Quản lý tổng hợp Bọ dừa tại Việt Nam. Chương trình nghiện cứu các biện pháp ngăn chặn bọ phá hoại dừa trong cả nước. Trong đó, biện pháp chính là sử dụng thiên địch (ong ký sinh trên bọ dừa) để tiêu diệt các bọ dừa đang gây hại nghiêm trọng cho các vườn dừa ở các tỉnh Việt Nam. Dự án được đánh giá là góp phần giảm đến hơn 75% thiệt hại do bọ dừa gây ra ở Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, kết quả nghiên cứu tại Việt Nam được ứng dụng ở các quốc gia có dừa nhiều trong vùng. Cơ quan tài trợ: FAO. Thời hạn: 2003-2005.

4.      Các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản vùng ven đô thị khu vực đông Nam Á (PAPUSSA). Dự án nhằm phân tích một cách chi tiết và hoàn chỉnh hiện trạng của các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản ven đô thị tại 4 khu vực thuộc Đông Nam Á. Dự án thực hiện các nghiên cứu thí điểm để thử nghiệm các chiến lược cải thiện công tác quản lý và các phương pháp hoạch định kế hoạch phát triển. Đồng thời, dự án kiểm tra giám sát các tác động lên  hệ thống  nuôi, người sản xuất, người tiêu thụ. Cơ quan tài trợ: Cộng Đồng Châu Âu (EC). Thời hạn: 2003-2006.

5.      Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Chăn nuôi Thú Y về Chăn nuôi, Môi trường, Vệ sinh và Chất lượng (DESS). Đào tạo tại Đại học Nông Lâm, do Đại học Francois Rabelais Tours cấp bằng. Đã tuyển và đào tạo Khóa 5 (2005-2006), cuối 2006 đã xét chuyển các học viên đủ tiêu chuẩn gửi đi Pháp thực tập. Cơ quan hợp tác: Đại học Tours Pháp. Thời hạn: 2004-2007.

6.      Chương trình liên kết đào tạo với RMIT về Công nghệ sinh học theo dạng nghiên cứu. Dự án này hoạt động theo chương trình 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (học bổng và học phí do Đề án 322 cấp). Phía RMIT cung cấp học bổng học tiếng Anh tại RMIT Việt Nam tối đa 6 tháng để có ít nhất 6.5 điểm IELTS. Học thạc sĩ tại Việt Nam 1 năm, sang RMIT 1 năm. Học tiến sĩ 2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Úc. Mỗi năm tối đa 7 thạc sĩ và 3 tiến sĩ, theo xét duyệt của Đề án 322. Riêng năm 2006 đã được cấp 5 suất Thạc sĩ và 1 suất Tiến sĩ. Các học viên đang học tiếng Anh tại Đại học RMIT Vietnam. Cơ quan hợp tác: RMIT. Thời hạn: 2006-20013.

7.      Điều tra và Kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng bằng song Cửu Long (CARD) – 026/VIE05. Mục tiêu của dự án là điều tra nguyên nhân nứt gãy gạo, nghiên cứu các biện pháp sau thu hoạch nhằm hạn chế hiện tượng nứt gãy gạo, Trên cơ sở đó, dự án mong muốn đề suất các biện pháp sấy giá rẻ chất lượng cao và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa gạo chất lượng cao bằng các biện pháp tổng thể từ chăm sóc – thu hoạch – bảo quản – xay xát. Cơ quan tài trợ: ACIAR. Thời hạn: 2006-2008.

8.      Cơ chế chi trả các dịch vụ bảo vệ môi trường (PES). Dự án này nhằm nghiên cứu xây dựng các cơ chế chi trả cho dịch vụ bảo vệ thủy vực và cài thiện sinh kế người nghèo nông thôn tại Việt Nam và Thái Lan. Dự án sẽ điều tra và nghiên cứu các hình thức chi trả cho việc sử dụng các dịch vụ dựa trên môi trường hiện nay tại khu vực miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó, dự án xây dựng và áp dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các dạng chi trả này. Từ việc xác định hạn chế chính đối với việc duy trì bền vững dịch vụ bảo vệ môi trường, dự án sẽ đề xuất các phương hướng giải quyết và tác động vào việc sử dụng dịch vụ môi trường bền vững. Cơ quan tài trợ: WINRock International. Thời hạn: 2006-2008.

9.      Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Khoa Nông học và Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tiểu dự án quản lý bởi Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Mục tiêu hoạt động là Nhằm đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy của Cán Bộ Giảng dạy, xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng với kỹ thuật công nghệ cao. Cơ quan tài trợ: Vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Thời hạn: 2006-2008.

10.  Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo về công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Đại học Nông Lâm. Dự án này hỗ trợ thiết lập các dự án hợp tác nghiên cứu nhỏ dựa trên các đề cương nghiên cứu đệ trình bỡi các nhà khoa học về công nghệ sinh học của Đại học Nông Lâm và Thụy Điện; Thiết lập các chương trình trao đổi học thuật trong đó tạo điều kiện cho các nhà khoa học của Đại học Nông Lâm sang tham quan, học hỏi các kiến thức và khuynh hướng nghiên cứu mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp; Tạo cơ hội trao đổi liên lạc trực tiếp giữa các nhà khoa học nhằm phát triển quan hệ nghề nghiệp, sự thông hiểu, mạng lưới nghiên cứu; Gửi các nhà nghiên cứu đi học tập ngắn hạn và dài hạn tại Thụy Điển.  Cơ quan tài trợ: SIDA-SAREC. Thời hạn: 2003-2007.

3. Kết quả, lợi ích đem lại từ các hoạt động hợp tác quốc tế

Các kết quả và lợi ích từ các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM nhìn thấy rõ nhất là việc chuyển giao các kiến thức khoa học, các quy trình sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng, đặc biệt là sinh kế của người dân nông thôn và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các dự án này cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

 

Bản thân nhà trường cũng hưởng lợi rất nhiều từ các hoạt động hợp tác quốc tế. Các lợi ích chính có thể liệt kê như sau:

  • Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, thông tin, ứng dụng công nghệ, v.v.. Trong tổng số 650 giáo sư/giảng viên đang tham gia giảng dạy ở trường, tỷ lệ có bằng cấp sau đại học là 65% (phần lớn tốt nghiệp từ nước ngoài). Tỷ lệ này sẽ tăng lên trong các năm sau, vì rất nhiều cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ đang được gửi đi đào tạo ở nước ngoài hoặc đang theo học các chương trình sau đại học trong nước. Rất nhiều Thầy Cô đã tốt nghiệp Ph.D, MSc. thông qua các chương trình hợp tác quốc. Sau khi về nước, ngoài việc trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên với phương pháp mới, bản thân họ gián tiếp truyền lại các kinh nghiệm học tập được về phương pháp làm việc và giảng dạy tiên tiến ở nước ngoài cho các đồng nghiệp khác. Hơn nữa, nhu cầu làm việc có hiệu quả thúc đẩy quá trình tự học hỏi, trao dồi kiến thức... của chính những người tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, thúc đẩy họ tiến bộ từng ngày. Như vậy, sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ nghiên cứu thông qua các chương trình hợp tác quốc tế vừa trực tiếp vừa gián tiếp, và có tính dây chuyền.
  • Cải tiến phương pháp giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất: Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy hướng tới sinh viên và người học như hiện nay, thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là liên kết đào tạo, Trường đại học Nông Lâm TP. HCM có điều kiện thử nghiệm các phương pháp đào tạo mới và tìm hiểu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Các phương pháp giảng dạy mới trên thế giới như “Lấy người học làm trung tâm”, “Học dựa trên việc giải quyết tình huống – Problem-based Learning”, “Học dựa trên các tình huống nghiên cứu – Case-studies”, v.v.. đang được áp dụng ngày càng phổ biển trong dạy và học của cán bộ giảng dạy và sinh viên trong trường.

    Mặc dù còn rất thiếu thốn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên, các cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy được đầu tư mới thêm thông qua các con đường chính thức (từ ngân sách nhà nước) và không chính thức (từ các hoạt động hợp tác quốc tế) đã từng bước khắc phục những khó khăn này. Tình trạng “dạy chay” - chỉ học lý thuyết suông, ít thực hành - từng bước được xóa bỏ với sự trang bị các phòng thí nghiệm, các phòng máy tính cũng như các chương trình nghiên cứu thực địa. Hơn nữa, điều kiện học tập tại các lớp học cũng cải thiện phần nào, với việc ứng dụng các phương tiện truyền thông (LCD, phim ảnh, hình ảnh minh họa) và yêu cầu sự tham gia tích cực của chính người học đã làm cho các buổi học dễ hiểu hơn, ít đơn điệu hơn, và kích thích óc tưởng tượng, tư duy năng động của người học hơn.
  • Đổi mới chương trình đào tạo:  Theo chủ trương và chương trình khung của Bộ, trường Đại học Nông Lâm đã hợp tác với nhiều đối tác khác nhau biên soạn thảo và không ngừng đổi mới các chương trình đào tạo để kịp thời cập nhật kiến thức cho sinh viên cũng như phù hợp với các chuẩn đào tạo quốc tế. Đây là một quá trình lâu dài và thường xuyên, được tập thể cán bộ quản lý đào tạo của Trường kết hợp với các đối tác thực hiện từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước (Chương trình SAREM, chương trình đào tạo về quản lý tài nguyên dựa trên cộng đồng, các dự án liên kết đào tạo về công nghệ sinh học, kinh tế, nông học, môi trường... với Hà Lan, Úc, Thụy Điển, Canada...). Người hưởng lợi lớn nhất từ việc đổi mới chương trình đào tạo này là sinh viên, bao gồm hệ thống kiến thức mới được giảng dạy và cập nhật, phương pháp học tập mới, sự công nhận của các đối tác quốc tế về bằng cấp và việc chuyển đổi kết quả học tập (điểm, tín chỉ) khi sinh viên tốt nghiệp đi xin việc làm hoặc đăng ký đào tạo các bậc học cao hơn.
  • Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tập ngắn hạn nâng cao kiến thức: Việc được tham gia thực tập ngắn hạn trong và ngoài nước hoặc tham gia các buổi giao lưu với sinh viên nước ngoài tạo cho sinh viên của trường sự năng động và tự tin hơn. Trường thường xuyên có các nhóm sinh viên nước ngoài từ (Nhật, Úc, Hoa Kỳ, các nước châu Âu) đến học tập, tham quan, và giao lưu thông qua các chương trình du khảo. Với phương châm “cùng ăn, cùng ở, và cùng học tập trao đổi kinh nghiệm” với sinh viên các nước bạn, sinh viên Nông Lâm từng bước mở rộng khả năng ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp, và thúc đẩy sự say mê tìm hiểu và học tập. Theo số liệu của phòng Đào tạo, hơn 60% sinh viên Nông Lâm xuất thân từ vùng nông thôn, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế. Việc tham gia vào các buổi giao lưu này góp phần tạo cho các em sự năng động và tiếp cận thêm các nguồn thông tin quý báu khác: những điểm mới lạ hấp dẫn về nền văn hóa – kinh tế của bạn thúc đẩy nhu cầu học hỏi, hiểu biết; những cơ hội tìm kiếm học bổng để được đào tạo thêm ở nước ngoài, cơ hội tìm hiểu – tham gia vào các hoạt động nghiên cứu ngoại khóa của sinh viên. Trong chương trình vừa học vừa làm tại Israel (Chương trình ARAVA và Granot), sinh viên sau khi học tập các kiến thức về nông nghiệp cao của Israel, họ về nước với các kiến thức rất đa dạng và phong phú, kinh nghiệm sống và làm việc – học tập với sinh viên các nước bạn (Israel, Thái Lan, Philippines, Nepal, Trung Quốc, ...) cộng với một số ít tiền tiết kiệm đủ trang trải cho các năm học tiếp theo.

4. Nguyên tắc tiến hành hoạt động hợp tác quốc tế

Đạt được một số thành tựu tuy khiêm tốn nhưng rất đang quý đối với bản thân Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM như trên, chúng tôi nhận thấy rằng mình cần phải có những nguyên tắc nhất định khi tham gia và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế. Đó là:

  • Hợp tác phải dựa trên cơ sở phù hợp nhu cầu, lợi ích, mục đích của các bên tham gia.
  • Nội dung công việc của các hoạt động hợp tác quốc tế phải phù hợp với năng lực chuyên môn và sở thích của cá nhân tham gia.
  • Rõ ràng về tài chánh
  • Trung thöïc trong keát quaû
  • Nhieät tình, caàu tieán, tinh thaàn laøm vieäc taäp theå (chia seû khoù khaên, thuaän lôïi, thoâng tin, kieán thöùc …) phải là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện các công tác hợp tác quc tế.
  • Tôn trọng lẫn nhau
  • Có kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch  những gì đã cam kết (lập kế hoạch, triển khai dự án, hội thảo, báo cáo …)

Số lần xem trang: 2448
Điều chỉnh lần cuối: 26-10-2009

CÁC HOẠT ĐỘNG HTQT CỦA TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu chín chín bảy không

Xem trả lời của bạn !

logolink