SIDA : Swedish International Development Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển.

Để có một công cụ Hợp tác phát triển (HTPT) hiệu quả và có sự phối hợp về nguồn lực, từ 1/07/1995, Nghị viện Thụy Điển đã quyết định sát nhập 5 tổ chức : SIDA, BITS, SAREC, SWEDECORP và Sando Course Centre thành một Cơ quan duy nhất với tên gọi mới là SIDA. SIDA trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Tổng Giám đốc SIDA hiện tại là ông Bo Goransson. SIDA có trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành các chương trình HTPT song phương với các nước ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh và các nước Trung và Đông Âu.

 

SIDA

(Swedish International Development Cooperation Agency)

 I.      Thông tin tổng quan:

a.      Tên tổ chức:

SIDA : Swedish International Development Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển.

Để có một công cụ Hợp tác phát triển (HTPT) hiệu quả và có sự phối hợp về nguồn lực, từ 1/07/1995, Nghị viện Thụy Điển đã quyết định sát nhập 5 tổ chức : SIDA, BITS, SAREC, SWEDECORP và Sando Course Centre thành một Cơ quan duy nhất với tên gọi mới là SIDA. SIDA trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Tổng Giám đốc SIDA hiện tại là ông Bo Goransson. SIDA có trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành các chương trình HTPT song phương với các nước ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh và các nước Trung và Đông Âu.

Trong hoạt động HTPT, SIDA có 6 mục tiêu : Tăng trưởng kinh tế; Bình đẳng về kinh tế và xã hội; Độc lập kinh tế và chính trị; Phát triển dân chủ; Bảo vệ môi trường; Bình đẳng giới.

SIDA có chương trình HTPT dài hạn với hơn 20 nước trên thế giới. Hiện có khoảng 2000 dự án đang được triển khai ở các nước đang phát triển - bao gồm cả các nước Đông và Trung Âu. Chiến lược của SIDA là giảm bớt số dự án, nhưng tập trung nguồn lực hơn vào các lĩnh vực ưu tiên của các bên liên quan và ở đó thấy có kết quả tốt nhất. Khoảng 95% ODA của Thụy Điển là Viện trợ không hoàn lại, 5% còn lại dành để hỗ trợ cho Tín dụng xuất khẩu của Thụy Điển.

SIDA tài trợ cho khoảng 300 tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển để thực hiện các hoạt động HTPT ở các nước đang phát triển và Đông Âu với mức khoảng 2 tỉ SEK/năm.

SIDA coi trọng vai trò chủ động của bên nhận viện trợ. Các vấn đề: môi trường, giới, dân chủ và nhân quyền luôn là các vấn đề xuyên suốt trong HTPT của Thụy Điển. SIDA coi trọng việc gắn các chương trình, dự án với Chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia, ngành và điều phối ODA.

Cùng với quá trình không ngừng cải cách nhằm hoàn thiện nền hành chính công của Thụy Điển , từ 1/1/1999, SIDA đã thực hiện thí điểm phân cấp trong quản lý các chương trình HTPT, 3 nước được chọn là : Việt Nam , Modambich, Tanzania. Tại các nước này, Đại sứ quán Thụy Điển được toàn quyền quyết định đối với các dự án có mức kinh phí dưới 50 triệu SEK (tương đương khoảng 5 triệu USD ở thời điểm hiện tại).

 

 

b.      Địa chỉ:

Trụ sở tổ chức tại Thụy Điển:

Valhallavägen 199, 105 25 Stockholm

Phone: +46 8 695 50 00

Fax: +46 8 20 88 64

Email: sida@sida.se

 

Tại Việt Nam:

Người liên hệ: Ông Per Lundell

Chức vụ: Tham tán hợp tác phát triển

Địa chỉ:

Phone:(84 4) 845 4824

Fax:(84 4) 823 2195

Email: per.lundell@sida.se

Website: http://www.hanoi.embassy.ud.se/

c.       Tóm tắt tổ chức SIDA:

      Sida, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển, là một cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Ngoại giao. Theo báo cáo thường niên năm 2006, Sida có khoảng 900 nhân viên trong đó có 190 nhân viên làm việc ở nước ngoài tại 39 văn phòng của Sida ở các quốc gia đối tác.

      Chính phủ bổ nhiệm các thành viên của hội đồng điều hành và tổng giám đốc của Sida.

      Sida chịu trách nhiệm đối với hầu hết các đóng góp của Thuỵ Điển vào hợp tác phát triển quốc tế. Năm 2002, tổng các khoản đóng góp trị giá 19,4 tỷ SEK.

      Mục tiêu của Sida là nhằm cải thiện mức sống của người nghèo và mục tiêu dài hạn là nhằm xoá nghèo. Ngoài ra, Sida còn có trách nhiệm hợp tác với các quốc gia ở Trung và Đông Âu.

d.      Nhiệm vụ của tổ chức SIDA:

Công việc của Sida sẽ tạo cho người nghèo cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ “cải thiện điều kiện sống của người nghèo bao gồm những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, dân chủ và bình đẳng giới. Những đóng góp này được thực hiện với sự hỗ trợ của khoảng 1.500 đối tác.

Sida thay mặt Nghị viện và Chính phủ Thuỵ Điển thực hiện việc xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Hoạt động của Sida bao gồm nhiều lĩnh vực và đang được thực hiện tại trên 120 quốc gia ở Châu Phi, Châu á, Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Sida có các chương trình hợp tác toàn diện với khoảng 40 quốc gia này.

Nghị viện và Chính phủ Thuỵ Điển quyết định ngân sách, các quốc gia sẽ nằm trong chương trình hợp tác phát triển của Thuỵ Điển, và trọng tâm hợp tác. Một xuất phát điểm quan trọng đó là trách nhiệm phát triển tuỳ thuộc vào quốc gia đối tác. Nhiệm vụ của Sida là làm cho những thay đổi và phát triển trở thành có thể.

Ngoài việc hợp tác trực tiếp với từng quốc gia, Sida còn thực hiện những đóng góp của Thuỵ Điển vào các hoạt động hợp tác phát triển của Liên Hợp quốc và Liên minh Châu Âu.

Mỗi năm Sida thực hiện hơn 6.000 đóng góp. Những đóng góp này thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, nhà ở, pháp chế, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng và các hiệp định thương mại. Ngoài ra, một lượng lớn tiền còn được dành để hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, cho những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và các thảm hoạ khác.

Đói nghèo có nhiều mặt và cần nhiều giải pháp khác nhau. Nhân viên của Sida ít khi thực hiện việc đóng góp một cách trực tiếp mà họ thực hiện với sự hỗ trợ của khoảng 1.500 cộng sự. Bằng việc làm cho các tổ chức, cơ quan chính phủ, hiệp hội và chuyên gia của Thuỵ Điển tham gia vào việc hợp tác, hợp tác phát triển của Thuỵ Điển còn đóng góp vào sự phát triển dài hạn của Thuỵ Điển.

e.      Hội đồng điều hành của tổ chức SIDA:

                                i.            Ban điều hành: giữ chức năng như ban cố vấn và đưa ra các quyết định dựa vào báo cáo hàng năm, các báo cáo ngắn hạn gần nhất, nhu cầu thu chi, số lượng dự án và các hoạt động. Hội đồng điều hành có 11 thành viên là các đại diện được Chính phủ bổ nhiệm từ các Đảng trong quốc hội, hiệp hội thương mại và công nghiệp, và các tổ chức lao động.

Danh sách các thành viên của hội đồng trong nhiệm kỳ đến 31/12/2007:

§         Göran Holmqvist, Tổng Giám đốc điều hành và Chủ tịch Ban Điều Hành Sida (Acting Director General of Sida and chairperson of Sida's board)

§         Charlotte Petri Gornitzka, Tổng thư ký tổ chức Save the Children Sweden (Secretary General of Save the Children Sweden)

§         Holger Gustafsson, Thành viên Quốc hội, Đảng viên Đảng theo Cơ-đốc Giáo (Member of the Swedish Parliament, Christian Democrates)

§         Leif Håkansson, Phó Tổng thống thứ ba (Third Vice-President of LO-Sweden)

§         Kent Härstedt, Thành viên Quốc hội, Đảng viên Đảng Xã hội (Member of the Swedish Parliament, Social Democrates Party)

§         Lena Johansson,  Tổng Giám đốc, Bộ thương mại quốc gia (Director General, National Board of Trade)

§         Ari Kokko, Giáo sư trường Đại học Kinh tế Stockholm (Professor, Stockholm School of Economics)

§         Marie Öberg Lindevall, Trưởng phòng của tổ chức Capio Diagnostik (Head of Division, Capio Diagnostik)

§         Birgitta Ohlsson, Thành viên Quốc hội, Đảng viên Đảng Tự do (Member of the Swedish Parliament, Liberal Party)

§         Kerstin Lundgren, Thành viên Quốc hội, Đảng viên Đảng Trung tâm (Member of the Swedish Parliament, Centre Party)

§         Marie Nordén, Thành viên Quốc hội, Đảng viên Đảng Xã hội (Member of the Swedish Parliament, Social Democrates Party)

                              ii.            Tổng giám đốc: (The Director General) là người đứng đầu của hội đồng và có trách nhiệm cuối cùng đảm bảo thực thi các quyết định của Quốc hội và Chính phủ.

                            iii.            Cơ cấu tổ chức: ngoài vị Tổng giám đốc, SIDA chỉ có 2 cấp quản lý: trưởng bộ phận (department) và trưởng phòng (division). Năm 2007, SIDA có 13 bộ phận.

 

II.      SAREC (Department for Research Cooperation): là Bộ phận hợp tác nghiên cứu với các nước đang phát triển thuộc tổ chức SIDA.

Trước 1995, SAREC là một tổ chức độc lập thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Sau đó, tổ chức này cùng 3 tổ chức hợp tác phát triển khác hợp thành Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA).

Chính sách chung của SAREC là thông qua việc hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu chung giữa các cơ quan nghiên cứu của hai nước, để nâng cao khả năng nghiên cứu cho các cơ quan khoa học của Việt Nam. Với số vốn không nhiều, SAREC chủ trương hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu có chọn lọc, hình thành các nhóm các nhà khoa học đủ sức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của đất nước.

Bộ phận SAREC này có 3 nhóm:

§         Nhóm phụ trách về Khoa học nhân văn cho sự phát triển xã hội.

§         Nhóm phụ trách về Khoa học tự nhiên cho sư phát triển bền vững.

§         Nhóm phụ trách về Hỗ trợ giáo dục đại học và phát triển nghiên cứu.

 

 

 

III.      Các chính sách:

a.      Hỗ trợ phát triển:

Mục tiêu chính của sự hợp tác phát triển Việt Nam – Thụy Điển giai đoạn 2004 – 2008 là xóa đói và giảm nghèo ở Việt Nam. Tổng ngân sách của chương trình hợp tác phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006 khoảng 900 triệu SEK. Chỉ riêng năm 2004, Thụy Điển hỗ trợ hơn 230 triệu SEK. Bên cạnh mục tiêu chính, chương trình hợp tác phát triển còn tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, kiểm soát và ngăn chặn HIV/AIDS.

Sida hỗ trợ hệ thống nghiên cứu quốc gia

Sida hỗ trợ nhiều loại hình phát triển. Sơ đồ dưới đây miêu tả sơ lược chính sách của Sida dành cho phát triển khả năng nghiên cứu ở các mức khác nhau:

a)                  Cá nhân/giáo sư

b)                  Đơn vị thuộc tổ chức

c)                  Tổ chức

d)                  Hệ thống tổ chức

e)                  Hệ thống các viện

 

Sơ đồ thể hiện 3 phương thức hỗ trợ cho việc xây dựng khả năng nghiên cứu.

Sida cố gắng gắn liền việc hỗ trợ với chiến lược và chính sách của các quốc gia. Khi thiết lập một chính sách nghiên cứu tại một quốc gia, Sida sẽ xem xét và phân tích hệ thống viện, tổ chức, vai trò và mối quan hệ của các tổ chức và các viện. Sida được thành lập để trợ giúp các nỗ lực của khu vực và từng quốc gia để phát triển chính sách nghiên cứu và chiến lược của khoa học, công nghệ và cải cách.

Việc hỗ trợ các đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu riêng lẻ của Sida cũng được gắn liền với các chiến lược nghiên cứu và quản lý nghiên cứu của các viện. Các trường đại học, các viện có thể yêu cầu hỗ trợ các chiến lược phát triển tương tự. Chiến lược về quản lý nghiên cứu hỗ trợ cho các nỗ lực củng cố các công cụ quản lý tại trường đại học, khoa và bộ môn. Việc thiết lập và củng cố chiến lược này mục đích để cung cấp các dịch vụ cho môi trường nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu, đảm bảo giá trị của các công trình nghiên cứu để tạo uy tín, trách nhiệm và sự trong sáng trong học thuật cũng như trong quy trình điều hành. Sida cho rằng Quản lý nghiên cứu tại đại học, viện phải có được quyền để xác định các phương thức nghiên cứu phù hợp cần cho sự hợp tác gần gũi giữa các đơn vị trong trường, như là thư viện của trường có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin khoa học cho các nghiên cứu viên, trưởng phòng Sau đại học, phòng Quản trị vật tư, phòng Bảo trì, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tài chính… Trong mỗi trường hợp quản lý, Sida hỗ trợ những phương tiện và cơ sở hạ tầng chung giống nhau cho nghiên cứu. Thư viện điện tử cung cấp đường dẫn đến thông tin khoa học, thiết bị khoa học phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, Sida còn hỗ trợ nhiều chương trình học bổng, với mục đích tạo một lực lượng chuyên viên và sinh viên nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Hơn nữa, Sida còn hỗ trợ các kế hoạch nghiên cứu lớn của các trường. Để giúp xây dựng một cơ cấu tổ chức giữa các viện trong quản lý nghiên cứu, Sida hỗ trợ thành lập các mối liên kết xã hội thông qua các chính sách để tương tác sản phẩm và nền công nghiệp, trong đó luật sở hữu trí tuệ là vấn đề trọng yếu.

Việc xây dựng môi trường nghiên cứu mạnh bao gồm đào tạo các nghiên cứu viên, giám sát nghiên cứu, điều phối viên nghiên cứu và đầu tư vào điều kiện vật chất cần thiết. Một môi trường nghiên cứu mạnh sẽ thu hút nhiều nhà nghiên cứu, sự cải tiến nhanh cơ sở vật chất, trao đổi giảng viên và sinh viên sau tiến sĩ với các trường đại học khác, thu hút nhiều quỹ đầu tư dự án nghiên cứu và đào tạo ở các bậc khác nhau (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và đào tạo ngắn hạn), và liên kết với nhu cầu nhân lực của xã hội.

 

Chuẩn bị công việc nhận tài trợ nghiên cứu từ Sida

Hai tài liệu ảnh hưởng đến việc tài trợ cho hệ thống nghiên cứu là:

1)      Chiến lược hợp tác của nước Thụy Điển liên quan đến sự hợp tác phát triển của Thụy Điển với nước đối tác trong giai đoạn 4 – 5 năm.

2)      Một bản tổng quát về hệ thống nghiên cứu của nước đối tác, bao gồm các tổ chức nghiên cứu, phương thức tài chính, các chiến lược nghiên cứu…

Sida liên kết với Đại sứ quán Thụy Điển chuẩn bị chiến lược hợp tác, sau đó các ứng viên viện, trường đại học chuẩn bị một bản tài liệu sơ bộ về hệ thống nghiên cứu của quốc gia và gửi bản đề nghị tài trợ đến Sida. Để nộp hồ sơ, trường đại học, viện phải nhận được một lời mời từ Sida về việc trình đề nghị tài trợ cho hệ thống nghiên cứu của đất nước họ. Thư mời cung cấp thông tin về giai đoạn ký kết, cơ cấu ngân sách và hạn trình đề nghị.

Bản đệ trình này có thể bao gồm yêu cầu hỗ trợ về:

·                    Môi trường nghiên cứu

·                    Quản lý nghiên cứu

·                    Phát triển các chính sách nghiên cứu

 

Một số lĩnh vực chủ yếu phải được nêu ra trong bản đề nghị đến Sida, như là Đánh giá ảnh hưởng môi trường, Phân tích giới tính, Chống tham nhũng, HIV/AIDS, Chuẩn đạo đức và Xây dựng cơ cấu hợp lý. Chi tiết về các hệ thống nghiên cứu của các nước sẽ khác nhau, do đó Sida sẽ thảo luận về nội dung và khối lượng của bản tóm tắt.

Bản đệ trình cuối cùng nên trình bày thành tập tài liệu, trong đó đính kèm cả các tài liệu về các chính sách, chiến lược…

b.      Tài trợ nghiên cứu:

Quỹ nghiên cứu dành cho trường đại học

Quỹ dành cho trường đại học có thể dùng để phân phối cho các dự án nghiên cứu. Quỹ có thể giới hạn hoặc không giới hạn tùy theo từng lĩnh vực chuyên biệt và các lĩnh vực liên kết. Quỹ cũng có thể dùng cho các hoạt động như là phổ biến kết quả nghiên cứu, tham gia hội thảo, tham quan học tập và đào tạo ngắn hạn, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật viên.

Sida còn hỗ trợ các hoạt động kết hợp giữa nghiên cứu và hoạt động xã hội rộng mở. Ví dụ như các hoạt động tư vấn sử dụng kết quả nghiên cứu, nghiên cứu chính sách, thiết lập quy trình liên kết giữa công nghiệp và thương mại.

 

Sáng ngày 26/1/2005, tại Bộ KH và CN đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình Hơp tác Nghiên cứu Việt Nam – Thuỵ Điển (BCĐ) lần 3. Cuộc họp nhằm thảo luận và cho ý kiến về những vấn đề sau:

§         Báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện chương trình năm 2004;

§         Một số vấn đề về quản lý và thực hiện chương trình/dự án và tình hình thực hiện các kết luận của BCĐ trong cuộc họp tháng 11/2004;

§         Dự thảo quy chế quản lý và thực hiện Quỹ Nghiên cứu (Research Fund). Dự kiến Quỹ sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2005;

§         Đề cử các thành viên của Hội đồng Tư vấn khoa học (HĐTVKH) (phía Việt Nam là 5 người, phía Thuỵ Điển là 4 người, độc lập) để tư vấn cho việc lựa chọn các đơn xin tham gia Quỹ Nghiên cứu;

§         Kế hoạch hoạt đông năm 2005 của Chương trình.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ KHCN, đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ NN & PTNT, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Sứ quán Thuỵ Điển.

Cuộc họp đã thảo luận và thông qua báo cáo 2004 của Chương trình, Qui chế  hoạt động của Quỹ Nghiên cứu và kiến nghị Bộ KHCN sớm thành lập HĐTVKH của Chương trình và giao nhiệm vụ cho VPCT lấy ý kiến các cơ quan liên quan đề xuât các thành viên của HĐTVKH, các mức phụ cấp cho cán bộ nghiên cứu tham gia Quỹ để trình Bộ KHCN và Sida/SAREC phê duyệt.

c.       Hợp tác đào tạo:

Trong môi trường nghiên cứu mà phần lớn các chuyên viên đều là người mới bắt đầu nghiên cứu, việc nghiên cứu hướng ngoại là cần thiết. Thụy Điển chọn phương thức đóng góp thông qua mô hình đào tạo nghiên cứu “sandwich model” (xen kẽ) như là một phần trong chiến lược của trường đại học, thay cho phương thức cung cấp học bổng cá nhân vì chương trình sẽ rút sinh viên đi khỏi trường đại học tại đất nước nhận tài trợ. Trong đào tạo xen kẽ, các sinh viên nghiên cứu được nhận vào các chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ tại Thụy Điển. Sinh viên vẫn duy trì vị trí tại trường đại học tại đất nước, xác định dự án nghiên cứu và học tập tại Thụy Điển, phân tích và viết đề cương. Một hướng dẫn viên người Thụy Điển sẽ kết hợp với một hướng dẫn viên tại trường đại học quê nhà. Hai hướng dẫn viên gặp gỡ nhau và liên hệ chặt chẽ với sinh viên. Sida cũng hỗ trợ các hướng dẫn viên người Thụy Điển trong việc trợ giúp trong các khóa học về phương pháp nghiên cứu.

Trao đổi học tập cũng được thực hiện, nhưng dành cho các dự án chuyên biệt hoặc mục đích vì thuyên chuyển các sinh viên bậc tiến sĩ đến các môi trường nghiên cứu khác.

Việc củng cố chiến lược nghiên cứu của các trường đại học mang lại nhiều ích lợi hơn là hỗ trợ nghiên cứu của cá nhân. Sida cũng hỗ trợ nhiều điều kiện khác như trung tâm lưu trữ tài liệu…

Quá trình hợp tác nghiên cứu từ 1979 đến 2000: có thể chia làm 2 giai đoạn: 1979-1985 và 1985-1999.

Giai đoạn 1979-1985, chương trình hợp tác chủ yếu tập trung vào việc cử chuyên gia Thuỵ Điển vào Việt Nam, đào tạo cán bộ và cung cấp một số trang thiết bị cơ bản nhằm tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu cho một số cơ sở: Trung tâm đo lường thuộc Tổng cục tiêu chuẩn-đo lường - chất lượng (thiết bị chuẩn đo lường ...v.v); Viện vệ sinh dịch tễ học Hà Nội - nay là Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (xây dựng phòng thí nghiệm chuẩn thức quốc gia về vi khuẩn đường ruột); Viện khoa học kỹ thuật xây dựng (địa kỹ thuât ).

Giai đoạn từ năm 1985 đến 1999, chương trình đã được mở rộng cả về nội dung và hình thức và tập trung vào các mục tiêu chủ yếu:

Hỗ trợ nghiên cứu về chuyển giao công nghệ nhằm giúp Việt Nam áp dụng các công nghệ mới, tri thức mới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam .

Hỗ trợ để tăng cường khả năng nghiên cứu thông qua việc triển khai các dự án nghiên cứu chung .

Hỗ trợ nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm KH&CN cụ thể .

Trong thời kỳ này, nội dung hợp tác nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, nông lâm nghiệp, xây dựng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề thuộc về chính sách. Trên 20 dự án nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực đã được hai bên lựa chọn và cùng phối hợp nghiên cứu, trong đó, đến nay phần lớn các dự án nghiên cứu đã được kết thúc: ứng dụng các kỹ thuật gia cố nền móng trên các vùng đất yếu ở Việt Nam; vaccine lỵ Shigella; Cơ chế giám sát tình hình kháng thuốc ở Việt Nam.; Đánh giá một số loại cây thuốc thảo mộc ở Việt Nam; Phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở sử dụng tốt hơn các phụ phẩm nông nghiệp; Cải thiện giống cây trồng rừng; Sản xuất một số vật liệu trên cơ sở đất hiếm Việt Nam; Phương pháp luận về đánh giá chuyển giao công nghệ; Phương pháp luận trong kinh tế vĩ mô; Môi tường địa kỹ thuật; Môi trường biển...

d.      Học bổng:

Năng lực của đội ngũ nghiên cứu được phát triển qua nhiều chương trình đào tạo bậc tiến sĩ, thạc sĩ và bậc cử nhân khác nhau.

Bảng: Các chương trình hợp tác nghiên cứu để phát triển nguồn nhân lực

 

Chương trình

Hoàn thành bậc tiến sĩ

Hoàn thành bậc thạc sĩ (và chứng chỉ)

Khác

Nghiên cứu rừng (Forestry Research)

5

5

-Overseas study tour: 34 người

-10 nghiên cứu viên tập sự

- Training courses: 91 nghiên cứu viên

 

Nghiên cứu hệ thống nông trại (Farming System Research)

8

21

- Seminars và workshops, chương trình học Ph.D. và Masters khoảng 100

- Study tours for 20

 

Kiểm soát bệnh thực vật (Plant Disease Controls)

-

-

Các khóa học ngắn hạn do giảng viên Thụy Điển giảng dạy

 

Môi trường nước (Marine Enviroment)

-

-

Các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý bờ biển

 

Vật liệu đất hiếm (Rare Earth Materials)

2

-

-

Nghiên cứu hệ thống sức khỏe (Health Systems Research)

2 + 2*

14

Các khóa học và seminar trình bày bởi giảng viên Thụy Điển và hướng dẫn luận văn

 

Đại học Y Hà Nội (Hanoi Medical School)

-

-

2 seminars

 

Khoa học xã hội (Social Sciences)

-

-

-

Khoa học và chính sách công nghệ (Science and Technology

Policies)

 

2

1

-

Total

31

28

 

* : hai sinh viên bậc tiến sĩ nghiên cứu phát triển tiếp tục luận văn về FILABAVI.

Nguồn: Progress reports from programmes, interviews, presentations by coordinators (RESEARCH COOPERATION BETWEEN VIETNAM AND SWEDEN – Sida EVALUATION 02/06)

Hai chương trình Nghiên cứu hệ thống sức khỏe và Nghiên cứu hệ thống nông trại có nội dung đào tạo nhiều hơn các chương trình khác. Chương trình Nghiên cứu rừng có nhiều sinh viên bậc tiến sĩ, và nhiều chương trình đào tạo ngắn và tham quan học tập (study tour). Ở những chương trình khác, số lượng sinh viên tương đối thấp.

Hầu hết các chương trình áp dụng mô hình đào tạo “sandwich approach” (mô hình xen kẽ), trong đó sinh viên Việt Nam học tập một phần (kéo dài từ vài tháng đến một năm) tại các viện hoặc các trường đại học của Thụy Điển. Sinh viên hoàn thành các môn học cơ bản (toán, lý thuyết khoa học…), tiếp theo là phát triển đề cương nghiên cứu và xác định người hướng dẫn. Sau đó, sinh viên trở về Việt Nam để thu thập dữ liệu và chuẩn bị bản thảo. Khi công việc gần hoàn thành, sinh viên sang Thụy Điển để hoàn tất và bảo vệ luận văn.

Sinh viên có nhiều chọn lựa theo các hướng phát triển khác nhau. Một số sinh viên chọn ở lại Thụy Điển để học ngôn ngữ. Một số học lên bậc cao hơn ở Đan Mạch hoặc Thái Lan. Mô hình này khá thành công. Tất cả sinh viên bậc tiến sĩ ở chương trình Nghiên cứu hệ thống nông trại hoàn thành chương trình trong 4 năm (hiếm thấy có nhóm sinh viên lớn nào có thể hoàn thành việc học tập cùng một lúc). Sinh viên của những chương trình khác có thời gian hoàn thành luận văn dài hơn (khoảng 8 năm ở chương trình Vật liệu đất hiếm, khoảng 4 năm ở các chương trình khác). Mặc dù đã đòi hỏi chứng chỉ TOEFL, khả năng ngoại ngữ của nhiều sinh viên vẫn còn kém khi đi học tập tại nước ngoài và họ phải hao tốn nhiều thời gian để học ngôn ngữ. Điều này dĩ nhiên sẽ gây khó khăn cho sinh viên để theo dõi bài giảng, đọc và viết báo. Hơn nữa, sinh viên Việt Nam lại có nhiều nhiệm vụ trong giai đoạn về Việt Nam trong phương pháp sandwich. Chương trình tiến sĩ ở Đại học Y Hà Nội là khoảng 200 giờ một năm.

Đào tạo bậc học cao thường bị phê bình là quá đắt. Mô hình sandwich này ít tốn kém hơn, nhưng thuận lợi chủ yếu nằm ở chỗ: các đề tài nghiên cứu thuộc về sở hữu của Việt Nam. Việc thu thập dữ liệu, phân tích và tổng hợp được tiến hành ở Việt Nam. Những bài viết về việc đào tạo cao học trong các mối quan hệ hợp tác phát triển phê bình về việc chảy máu chất xám. Theo các nghiên cứu và đánh giá, tất cả 59 học viên sau khi tốt nghiệp đều trở về và làm việc tại các viện tham gia hợp tác. Điều này phải được ghi nhận thành công. Ở hầu hết các quốc gia khác, có khoảng 50% làm việc tại nước ngoài hoặc các cơ sở khác.

IV.      Sự thay đổi các chính sách hỗ trợ phát triển:

Khả năng nghiên cứu không chỉ là sự sống còn của một quốc gia mà còn chia sẽ và đóng góp vào tài sản chung của toàn cầu. Khả năng nghiên cứu ít nhất ở một trường đại học, hoặc chương trình giảng dạy ở trường phổ thông có thể đóng góp vào chiến lược phát triển của một quốc gia có thu nhập bình quân thấp. Chương trình giảng dạy dựa trên nghiên cứu cũng mang lại những kiến thức quốc tế và tạo nhiều cơ hội.

Mỗi quốc gia có hệ thống bổ trợ kiến thức riêng. Sida có nhiều loại chương trình và dự án hỗ trợ cho nhiều hoạt động mang lại những đóng góp có giá trị mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của hệ thống. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu là tập trung tăng cường cho các trường đại học để cung cấp một nền tảng tốt để phát triển kiến thức, nguồn nhân lực và kinh nghiệm hoạch định chiến lược. Phụ thuộc vào khả năng của hệ thống đại học quốc gia, các chiến lược sẽ được tập trung vào tài nguyên của một trường thay vì san đều cho nhiều trường yếu hơn. Mục đích là ít nhất mỗi quốc gia có một trường đại học có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của quốc gia và thậm chí trở thành nguồn lực để tạo một hệ thống đại học rộng lớn.

Hai mục tiêu hợp tác nghiên cứu của tổ chức Sida/SAREC : (1) hỗ trợ các quốc gia đang phát triển củng cố năng lực nghiên cứu, cung cấp giáo dục nghiên cứu, và hỗ trợ các phương pháp lập dự án, xác định quyền ưu tiên và phân phối quỹ cho nghiên cứu. (2) hỗ trợ các quốc gia phát triển bằng cách cung cấp tài nguyên khoa học và tài chính để tạo ra kiến thức mới dựa trên các vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển, và sử dụng những kết quả nghiên cứu này vào quá trình phát triển (Sida/SAREC Riktlinjer för forskningssamarbete, p 5). Hợp tác nghiên cứu là một phần trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển. Chương trình thay đổi theo thời gian. Vấn đề trọng tâm được thay đổi dựa theo các sự ưu tiên phát triển của Việt Nam và Thụy Điển. Một chương trình khung mới được duyệt vào tháng 11/ 2001, tiếp tục cung cấp nguồn quỹ lớn hơn cho quá trình hợp tác phát triển.

 

     V.      Chương trình MEKARN (RESEARCH COOPERATION FOR LIVESTOCK-BASED SUSTAINABLE FARMING SYSTEMS IN THE LOWER MEKONG BASIN – Hợp tác nghiên cứu những hệ thống nông trại bền vững dựa trên chăn nuôi bền vững tại vùng trũng của sông Mekong):

1.      Tóm tắt:

Hệ thống nông nghiệp bền vững tại vùng Đông Nam Á này được tài trợ bởi tổ chức SIDA/SAREC. Thành phần tham gia gồm các quốc gia tại vùng trũng sông MeKong (Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan). Các hoạt động chủ yếu là nghiên cứu, đào tạo nghiên cứu, trao đổi và phổ biến thông tin.

2.      Các chương trình đang được tiến hành bởi SAREC:

Chương trình “Hệ thống nông trại dựa trên chăn nuôi bền vững” được tài trợ bởi SAREC là một phần trong chương trình hợp tác song phương Việt Nam và Thụy Điển. Chương trình đặt cơ sở tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động chính bao gồm đào tạo trình độ tiến sĩ, thực hiện dự án nghiên cứu và hỗ trợ tài chính cho dự án nghiên cứu. Khoa Quản lý và Dinh dưỡng động vật của Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển hỗ trợ cho chương trình. Hiện tại chương trình đang có 8 sinh viên được đào tạo trình độ tiến sĩ.

  

Các trường đại học và trung tâm nghiên cứu tham gia vào chương trình này:

Việt Nam:

-         Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

-         Đại học Cần Thơ.

-         Đại học An Giang.

-         Đại học Nông Lâm Huế.

-         Viện Chăn nuôi quốc gia (NIAH), Hà Nội.

Lào:

-         Đại học Quốc gia Lào (NUOL), Vientiane.

-         Viện nghiên cứu Lâm nghiệp và Nông nghiệp quốc gia (NAFRI, Vientiane).

Campuchia:

-         Đại học Nông nghiệp Hoàng gia (RUA), Phnom Penh.

-         Đại học Nông nghiệp nhiệt đới (UTA), Phnom Penh.

Thái Lan:

-         Đại học Khon Kaen (KKU), Khon Kaen.

-         Đại học Suranaree, Nakhon Ratchasima.

-         Đại học Chiang Mai (CMU), Chiang Mai.

-         Đại học Hoàng tử Songkla (PSU), Hat Yai.

Thụy Điển:                                                                                   

-         Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU), Uppsala.

 

 Tại cuộc họp vào 01/2000, một hội đồng lãnh đạo lâm thời đã được bổ nhiệm để phát triển xa hơn khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học trong chương trình này. Trong tháng 4/2000, hội đồng lãnh đạo đã thăm tất cả các nước thành viên và thảo luận nội dung tài trợ. Dựa trên các buổi thảo luận này, cuộc họp hội đồng tài chính được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2000. Tham dự cuộc họp gồm có các Hiệu trưởng các trường đại học và Viện trưởng, viện phó các viện nghiên cứu thành viên.

 3.  Mục tiêu:

·        Đóng góp vào công cuộc giảm nghèo.

·        Cải thiện đời sống nông dân nghèo.

Các mục tiêu tức thời:

·        Củng cố hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và phổ cập thông tin của khu vực trũng sông Mekong.

·        Trao đổi kinh nghiệm vầ thông tin.

·        Thúc đẩy chăn nuôi là trọng tâm của các hệ thống nông trại bền vững.

·        Bổ nhiệm hội đồng điều hành gồm các đại diện của các đơn vị tham gia và đơn vị tài trợ.

4.   Các hoạt động:

Các hoạt động được tiến hành:

  • Thiết lập một mạng lưới các viện để đáp ứng và thúc đẩy các mục tiêu của kế hoạch.
  • Thành lập quỹ nghiên cứu (với các điểm tập trung vào các hoạt động nghiên cứu liên ngành).
  • Đào tạo nghiên cứu viên khắp khu vực ở nhiều trình độ (đào tạo ngắn hạn, thạc sĩ, tiến sĩ).

 

1)      Thiết lập mạng lưới: cải thiện dòng thông tin giữa các nghiên cứu viên:

-         Hội thảo được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần luân phiên tại các nước thành viên. Proceeding được xuất bản thành website và dữ liệu ghi trên CD.

-         Mỗi viện sẽ tạo một trang web mô tả chi tiết hoạt động và thành tựu. Website phải liên tục được cập nhật.

-         Thư điện tử được thông báo bởi Trung tâm phân phối mạng lưới (Network Coordinator).

-         Hệ thống thông tin hang không sẽ được thiết lập để phục vụ liên lạc và trao đổi thông tin giữa các nghiên cứu viên.

2)      Quỹ nghiên cứu (2001 – 2003):

Các quốc gia thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ tiếp tục được nhận quỹ nghiên cứu thông qua ký kết hợp tác song phương. Các dự án trong nước và liên thông được khuyến khích để các nghiên cứu viên Việt Nam tham gia.

Các thành viên tham gia nghiên cứu trong chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ được quỹ tài trợ. Hội đồng điều hành sẽ có trách nhiệm xem xét và duyệt phân bổ quỹ. Các kết quả nghiên cứu phải được công bố vào hội thảo hằng năm.

3)      Đào tạo:

a)      Đào tạo ngắn hạn:

Các khóa đào tạo ngắn hạn được tài trợ bởi các viện thành viên và được xem xét và duyệt bởi hội đồng điều hành.

 

b) Đào tạo thạc sĩ:

Ban đầu, trường Đại học Nông nghiệp Thụy Điển sẽ thực hiện đào tạo, nhưng dần dần sẽ bàn giao cho các trường thành viên tại địa phương. Dự án sẽ đào tạo Anh ngữ để tăng cường kỹ năng của học viên.

Giáo trình sử dụng trong chương trình đào tạo thạc sĩ của SAREC hình thành nền tảng cho chương trình tại địa phương, gồm có các khóa học:

-                     Năng lượng tái tạo

-                     Tác động giữa đất – mùa vụ – động vật

-                     Sức khỏe và sinh sản động vật

-                     Bảo tồn nguồn gene hợp lý

  

c) Đào tạo tiến sĩ:

Chương trình này chỉ áp dụng cho các ứng viên từ Lào và Campuchia. Công việc nghiên cứu đề tài bậc tiến sĩ sẽ được thực hiện tại địa phương cùng với hướng dẫn viên từ Đại học Nông nghiệp Thụy Điển.  

  VI.      Tổng kết:

Chương trình hợp tác song phương được tiến hành giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE) của Việt Nam và tổ chức SAREC của Thụy Điển. Giữa giai đoạn từ 1979 và 2002, toàn bộ chương trình gồm khoảng 200 triệu SEK, chủ yếu chi tiêu từ sau 1990s. Nguồn quỹ được dùng cho hạ tầng cơ sở nghiên cứu (phòng thí nghiệm, thư viện, công nghệ), phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Bản ký kết 3 năm từ 2000 đến 2003 tập trung nghiên cứu về lĩnh vực y học và nông nghiệp, trong đó có phần đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

Thập kỷ vừa qua có những sự thay đổi chính sách quan trọng. Yếu tố của việc lập kế hoạch trung tâm chi tiết đã bị hủy bỏ. Các viện khoa học có được sự tự quản và được phép có nhiều mối quan hệ dựa trên hợp đồng và thương mại. Năm 1996, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản chỉ thị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xác định chiến lược cho sự phát triển kỹ thuật và khoa học tự nhiên trong kế hoạch phát triển dài hạn đến 2020. Nền tảng chung của chiến lược này được hoàn thành vào tháng 12 năm 1998 thuộc 25 lĩnh vực khác nhau về khoa học và phát triển công nghệ. Kế hoạch dài hạn này khẳng định Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có nền công nghiệp hóa hiện đại thông qua sự phát triển của khoa học và kỹ thuật. Các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra:

(1)   thay đổi cơ cấu tổ chức viện

(2)   tái thiếp lập quản lý khoa học và công nghệ

(3)   thay đổi cơ chế tài trợ quỹ

(4)   tập trung phát triển nguồn nhân lực

(5)   hợp tác quốc tế

Các viện nghiên cứu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Còn nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu cần được thảo luận, cải cách, đánh giá và tiếp tục cải cách.

 

 

 

 


Tham khảo:

1.      http://www.sarec.gov.vn

2.      http://www.sida.se/sida/jsp/sida.jsp?d=121&language=en_US

3.      http://www.mekarn.org

4.       http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/1999/so2/13.htm

5.      http://www.mpi.gov.vn/Download/ODA/Untitled/specificbilateral.asp-id=23.htm

6.      RESEARCH COOPERATION BETWEEN VIETNAM AND SWEDEN – Sida EVALUATION 02/06

7.      Guidelines for Applicant Institutions

(Published by Sida 2006

Department for research cooperation, SAREC

Layout: HEMMA/Jupiter

Printed by Edita Communication AB, 2006

Articlenumber: SIDA24715en)

Số lần xem trang: 2190
Điều chỉnh lần cuối: 09-01-2008

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám tám sáu bốn bốn

Xem trả lời của bạn !