QUÁ TRÌNH HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
VỚI CÁC ĐỐI TÁC NHẬT

 

1. Quá trình thiết lập các quan hệ hợp tác

Quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM bắt đầu khi các đối tác Nhật đến thăm Trường và đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu chính thức vào năm 1996. Dự án hợp tác đầu tiên được ký kết với Tổ chức nâng cao chất lượng gia súc (The Livestock improvement Association of Japan – LIAJ) cùng nghiên cứu các biện pháp nâng cao sản lượng sản xuất thịt và sữa trên trâu bò. Đại học Minh Trị (Meiji) là trường đại học đầu tiên của Nhật ký kết văn bản hợp tác về trao đổi học thuật với ĐH Nông Lâm. Sau đó, Trường ĐH Nông Lâm đã phát triển các mối quan hệ khá tốt với Khoa Nông nghiệp Đại học Kobe và Đại học Kyoto trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Hiện nay, trường đã thiết lập mối quan hệ với hầu hết các trường chuyên về nông nghiệp của Nhật (Kobe, Kyushu, Osaka, Saga, Hyroshima... (xem bảng 1)

 

Bảng 1: Danh sách các trường đại học đã thiết lập mối quan hệ với ĐHNL

STT

Tên trường

Ngày ký MOU

Lĩnh vực hợp tác

01

MeijiUniversity

27/2/2007. Ký lại 28/1/2008

-         Trao đổi thông tin học thuật, hợp tác đào tạo nhân lực, trao đổi sinh viên

-         Hợp tác nghiên cứu

02

KobeUniversity (Khoa Nông nghiệp)

3/2/2002

-         Đào tạo nhân lực

-         Trao đổi sinh viên và các thông tin học thuật

-         Hợp tác nghiên cứu

03

KyushuUniversity

3/3/2003

-         Hợp tác nghiên cứu và đào tạo

04

OsakaUniversity

9/9/2005

-         Trao đổi sinh viên, đào tạo nguồn nhân lực

05

SagaUniversity

9/11/2006

-         Trao đổi học thuật và đào tạo

06

HiroshimaUniversity

27/12/2006

-         Hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật

Nguồn: Phòng Hợp tác Quốc tế

2. Các kết quả đạt được

Nhìn chung, mối quan hệ hợp tác giữa Đại học Nông Lâm Tp. HCM và các đối tác Nhật mang đậm tính chất song phương, nhấn mạnh khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi sinh viên. Trong khuôn khổ này, Trường Đại học Nông Lâm đã gửi hơn mười (10) cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ đi đào tạo tại các trường đại học Nhật (xem bảng 2). Số lượng người được gửi đi đào tạo hàng năm trung bình là 2 thạc sĩ và 1 tiến sĩ. Các học viên cao học sau đó thường tiếp tục học lên bậc tiến sĩ trước khi về nước.


Bảng 2: Số lượng cán bộ được gửi đi đào tạo, công tác tại Nhật từ 2000-2007

 

STT

Mục đích

Số lượng

Tỷ lệ (%)

01

Bàn về hợp tác

4

6%

02

Hoc MSc

5

8%

03

Hoc PhD

5

8%

04

Hội nghị

18

27%

05

Tham Quan

10

15%

06

Đào tạo ngắn hạn

9

14%

07

Khác

15

23%

 

Tổng cộng

66

100%

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ

 

Kể từ năm 2003, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các viện/ trung tâm nghiên cứu và các công ty của Nhật. Điều này xuất phát từ việc nhận thấy nhu cầu hợp tác nghiên cứu, đào tạo rất lớn cùng một tiềm lực tài chính và công nghệ rất lớn của phía bạn. Kết quả của các hoạt động này còn khiêm tốn, nhưng Trường cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ và hợp tác nghiên cứu cho các ngành đào tạo đang được xem là trọng tâm của Trường như Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường, Nông học, chăn nuôi thú y. Được sự cho phép của Bộ GD&ĐT, Trường đã tổ chức hai hội nghị quốc tế lớn về Công nghệ sinh học (năm 2004 và 2006), hội nghị quốc tế về Công nghệ sạch (2007), tổ chức nhiều đợt nghiên cứu về tình hình ô nhiễm và các tác động của chất thải công nghiệp lên sinh khối ở Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ (với các đối tác từ Đại học Kyushu, Kobe), hoặc ký kết hợp đồng tài trợ học bổng sau đại học ngành chăn nuôi thú y với Công ty Friden – Nhật.

 

Cùng với việc mở rộng ký kết các chương trình trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên, số lượng sinh viên của hai phía thực hiện các chuyến du khảo hoặc tham quan ngày càng tăng lên. Trung bình mỗi nằm Trường Đại học Nông Lâm tổ chức khoảng 10 đợt tham quan học tập cho sinh viên Nhật, và gửi trung bình 2-5 sinh viên sang tham dự các đợt học tập trao đổi về văn hóa và khoa học tại Nhật (theo dạng homestay). Các hội nghị nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên và cán bộ trẻ giữa hai bên cũng được tổ chức hàng năm (mỗi năm 1 lần). Tham gia các hội nghị này, sinh viên có cơ hội trình bày các nghiên cứu khoa học của mình, và tìm kiếm nguồn tài trợ để nghiên cứu hoặc đi học ở bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp đại học. Các học bổng từ phía Nhật dành cho sinh viên của trường cũng được thường xuyên giới thiệu, ví dụ như "Chương trình Fujisawa Homestay", "International Development Research Course – KyushuUniversity", "Space Program – JASSO scholarship – Đại học Saga)...

 

Trường cũng tổ chức các khóa huấn luyện về kỹ thuật nông học và chăn nuôi áp dụng các công nghệ và kiến thức khoa học từ Nhật cho sinh viên và những cá nhân có nhu cầu (chủ yếu là những cán bộ kỹ thuật từ các công ty Nhật đầu tư và hoạt động tại Việt Nam). Nhu cầu đào tạo này được đánh giá là rất cao và cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

 

3. Tính chất của các quan hệ hợp tác với đối tác Nhật

-         Trong thời gian đầu (1997-2001), các quan hệ hợp tác chỉ mang tính thụ động, chủ yếu xuất phát từ các đối tác Nhật.

-         Từ 2002-2008: Trường chủ động tìm kiếm đối tác, thiết lập các mối quan hệ, tuy nhiên các đối tác Nhật vẫn còn tìm hiểu và đánh giá năng lực của Trường, mối quan hệ hợp tác chỉ dừng lại ở việc giúp đào tạo nhân lực. Các dự án hợp tác nghiên cứu vẫn còn khiếm tốn (chỉ dừng lại ở các đợt khảo sát lấy số liệu ở Việt Nam rồi mang về Nhật phân tích, đánh giá) trong khi khả năng hợp tác nghiên cứu là rất lớn.

 

Về hoạt động hợp tác nghiên cứu: Chỉ thuần về học thuật, chưa thực hiện tốt các biện pháp chuyển giao công nghệ, thương mại hóa

 

Về hoạt động liên kết đào tạo: Chỉ thuần gửi người đi đào tạo. Việc tổ chức các cuộc du khảo cho sinh viên Nhật mới chỉ thực hiện hạn chế trong khi nhu cầu còn rất lớn. Hoạt động đào tạo theo nhu cầu của các công ty Nhật tại Việt Nam hiện còn bỏ ngỏ.

 

4. Các hướng hợp tác nghiên cứu

- Trong công nghệ sinh học: Hợp tác nuôi và xuất khẩu con vật dùng làm thí nghiệm (chuột, khỉ,...), thực hiện một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại trường.

- Trong công nghệ môi trường: Thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến chất thải rắn, ô nhiễm môi trường, công nghệ xử lý ô nhiễm, công nghệ sạch

- Trong nông học: hợp tác nghiên cứu về các cây bản địa Việt Nam (ví dụ như cây nêm, rau dùng cho xuất khẩu....)

- Trong liên kết đào tạo: Đào tạo nhân lực cho các công ty Nhật tại Việt Nam theo nhu cầu, đẩy mạnh hoạt động trao đổi sinh viên. Thiết lập các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác Nhật.

- Trong công tác nghiên cứu: Hợp tác viết dự án nghiên cứu chung, kêu gọi các nguồn tại trợ, đặc biệt là từ các công ty Nhật.

 

 

Số lần xem trang: 2163
Điều chỉnh lần cuối: 25-01-2010

CÁC HOẠT ĐỘNG HTQT CỦA TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai hai hai bốn bốn

Xem trả lời của bạn !